40/46 cuốn sách giáo khoa lớp 6 tiếp tục được thẩm định

Chia sẻ

Bộ GD&ĐT cho biết có 40/46 cuốn sách giáo khoa (SGK) lớp 6 được tiếp tục thẩm định ở vòng 2. Đây là bộ SGK biên soạn theo chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới.

40/46 cuốn sách giáo khoa lớp 6 tiếp tục được thẩm định - ảnh 1 (Ảnh: Minh họa)

Bộ GD&ĐT vừa tổ chức khai mạc vòng 2 Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 6. Kết thúc vòng 1 thẩm định SGK lớp 6 biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, có 4 cuốn SGK của môn Tin học không đạt. 40 cuốn còn lại xếp loại “đạt” hoặc “đạt nhưng cần sửa chữa” tiếp tục được thẩm định vòng 2.

Được biết, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 6 gồm 128 thành viên của 12 môn học và hoạt động giáo dục, gồm: Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Lịch sử-Địa lí, Giáo dục công dân, tiếng Anh, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Theo Luật Giáo dục 2019, Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định. Để tổ chức thẩm định SGK, Bộ GD&ĐT đã ban hành số 33/2017/TT-BGDĐT ban hành về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và Thông tư số 23/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 33.

Một điểm mới đáng lưu ý của Thông tư 23 so với Thông tư 33 là quy định về trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị thẩm định SGK. Theo đó, Bộ GD&ĐT tiếp nhận hồ sơ để tổ chức thẩm định SGK nhiều nhất 2 đợt trong một năm; trong mỗi đợt thẩm định, một bản mẫu SGK được thẩm định nhiều nhất 2 vòng, mỗi vòng nhiều nhất 5 ngày.

Để bảo đảm chất lượng công tác thẩm định, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị Hội đồng thẩm định cần nghiên cứu kỹ, bám sát Thông tư số 33 và Thông tư số 23. Các văn bản này đã quy định rõ 5 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí trong thẩm định SGK, được Bộ GD&ĐT cụ thể hóa thành 40 chỉ báo. Đây là những nội dung quan trọng các thầy cô cần nắm vững để thẩm định và giúp tác giả hoàn thiện bản mẫu, cho ra được những SGK tốt.

Trong mỗi đợt thẩm định, một bản mẫu SGK được thẩm định nhiều nhất 2 vòng, mỗi vòng nhiều nhất 5 ngày.
Bên cạnh tính tinh giản, kế thừa, các thành viên khi thẩm định cần xem xét kỹ về ngữ liệu, ngôn ngữ của từng bản mẫu SGK, có trách nhiệm cùng với Bộ GD&ĐT trong việc giải trình trước xã hội.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã nỗ lực hoàn thành tốt công việc thẩm định ở vòng 1. Các bản mẫu SGK trước khi trình Bộ trưởng được công khai để xin ý kiến góp ý rộng rãi của các lực lượng xã hội.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Xuân Thành cũng cho biết, rút kinh nghiệm từ vấn đề bộ SGK của nhóm Cánh diều, Bộ GD&ĐT yêu cầu trong quá trình thẩm định nếu có nội dung được hội đồng thẩm định đề nghị sửa, bổ sung thì phải tăng cường việc thảo luận, tranh luận để có hướng giải quyết thấu đáo vấn đề. Không để tồn tại tình trạng hội đồng thẩm định khuyến nghị nhưng tác giả bỏ qua không sửa.

Nhật Nam/VGP

Theo http://baochinhphu.vn/Giao-duc/4046-cuon-sach-giao-khoa-lop-6-tiep-tuc-duoc-tham-dinh/413798.vgp

Tin cùng chuyên mục

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

Những “bông hồng thép” làm nên “huyền thoại Trường Sơn”

(PNTĐ) - Họ là những “bông hồng thép” trong Đại đội nữ lái xe Trường Sơn - đại đội nữ duy nhất đảm nhiệm công việc không kém gì nam giới, nữ cựu thanh niên xung phong trở về từ trong bão lửa chiến tranh, viết nên những trang sử anh hùng trên cung đường huyền thoại. Họ là những người mẹ, người vợ nơi hậu phương suốt bao năm thuỷ chung chờ đợi chồng, cha là chiến sĩ trở về, chấp nhận mất mát, hi sinh để cùng viết lên những câu chuyện tình yêu vượt thời gian… Những câu chuyện của họ thật bình dị mà quá đỗi phi thường, đã khắc hoạ một bức tranh lịch sử hào hùng, bi tráng của dân tộc trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.
“Chạm” vào lịch sử để thêm yêu lắm Việt Nam

“Chạm” vào lịch sử để thêm yêu lắm Việt Nam

(PNTĐ) - Dự án "Yêu lắm Việt Nam" được Báo Nhân Dân thực hiện nhằm hưởng ứng và hướng tới Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tại đây, lần đầu tiên hơn 180 di tích di sản của 63 tỉnh thành của Việt Nam được đưa vào thế giới số, mang đến cho du khách một trải nghiệm du lịch liền mạch giữa thực và số. Và đó cũng là cách thức rất hiệu quả để kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, non sông về một mối.
Kiến tạo ngành phong thái từ học đường đến chuyên nghiệp

Kiến tạo ngành phong thái từ học đường đến chuyên nghiệp

(PNTĐ) - Học Viện Phong Thái Á Đông được thành lập năm 2019 dưới sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Quỳnh Trang, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Phong thái và Khí chất dành cho người phụ nữ Việt Nam. Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, Học viện hiện có 2 cơ sở đào tạo chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; đào tạo cho hơn 10.000 học viên và hơn 100 đối tác là các doanh nghiệp trên cả nước…
Người Việt toàn cầu hướng về ngày Giỗ Tổ

Người Việt toàn cầu hướng về ngày Giỗ Tổ

(PNTĐ) - Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức đoàn kiều bào về nước tham dự Lễ Giỗ Tổ; đồng thời bà con kiều bào trên toàn thế giới sẽ tổ chức ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu vua Hùng toàn cầu với chủ đề “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc”.
Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.