NSƯT Đức Trung - “Ông đầu bạc” của những vai chính diện

Chia sẻ

Ở tuổi 74, NSƯT Đức Trung vẫn tự mình bon bon trên chiếc xe máy, khi thì đi diễn, khi thì đến giảng dạy cho những học viên trẻ ở Hãng Phim truyện Việt Nam.

 
NSƯT Đức Trung - “Ông đầu bạc” của những vai chính diện - ảnh 1
NSƯT Đức Trung
 
Không tham vai phản diện

Hơn 40 năm theo nghiệp diễn, góp mặt trong nhiều tác phẩm truyền hình, điện ảnh, sân khấu nhưng khán giả dường như thấy NSƯT Đức Trung chỉ hợp những vai chính diện. Với vóc người cao lớn và mái tóc trắng đặc trưng, ông luôn được các đạo diễn “chấm” vào vai giáo sư, bác sỹ… hay những nhân vật cấp cao như lãnh đạo chính quyền, sỹ quan cố vấn, chẳng mấy khi thấy ông ác trên màn ảnh. Cũng có đôi lần, chán làm… người tốt, ông thử sức với những nhân vật… không tốt và kết quả, không thành công. Ông dù có đóng vai ác thì cũng vẫn cứ không ác lắm ví như trong phim “Trưởng giả học làm sang”, Đức Trung vào  vai một quý tộc… tán gái, lần khác, ông hóa thân thành một tay buôn đồ cổ trong một dự án phim truyền hình. Ông kể, trong bữa cơm với đoàn làm phim, mọi người đùa: “Thôi từ nay bác đừng đóng vai phản diện nữa, mặt bác không lừa được ai đâu”. Từ đấy, NSƯT Đức Trung chuyên tâm cho những nhân vật hướng thiện. Ông nghĩ đơn giản, nếu mình diễn không đạt thì nên nhường cho người khác, chứ không tham làm gì.

Nghệ sĩ Đức Trung đã có 20 năm tuổi trẻ trên các chiến trường, vì thế, ông dành một tình yêu đặc biệt đối với những nhân vật trong quân đội như tướng tá, sỹ quan… và cũng vì nó mà gặp không ít tai nạn. Một lần vào vai một người chiến sỹ, ông phải buộc một ngòi nổ vào lưng, chỉ đệm một mảnh cao su cắt từ săm ô tô để bảo vệ. Trước khi cho nổ, ekip đã phải tính toán hướng nổ hướng ra ngoài, hạn chế sát thương. Ai ngờ khi làm thật, kíp nổ làm rách luôn cả mảnh cao su, xém luôn một mảng thịt. Đến bây giờ tai nạn ấy vẫn còn để lại di chứng cho ông mỗi khi trở trời. Ngày trước, mỗi lần đi diễn về chỉ có một nắm bo bo, hoặc một cái bánh bao làm bằng bột mì đen… nhưng nghệ sĩ chẳng mấy ai kêu ca. Nếm trải đủ nỗi vất vả của thời kỳ điện ảnh còn non trẻ, thiếu thốn đủ bề, nhưng chưa một lần ông nghĩ đến việc từ bỏ nghề diễn.
 
NSƯT Đức Trung - “Ông đầu bạc” của những vai chính diện - ảnh 2
NSƯT Đức Trung còn là một cổ động viên nhiệt tình của
Đội tuyển bóng đá Việt Nam
 
Diễn hay đôi khi không cần nói nhiều

Nghỉ hưu sau hơn 20 năm đầu quân cho Nhà hát Tuổi trẻ, nói là tạm xa phim trường, nhưng ông vẫn tiếp tục miệt mài với đoàn kịch của NSƯT Chí Trung. Cho đến khoảng 10 năm nay, công việc đi vào ổn định, NSƯT Đức Trung dành nhiều thời gian cho việc dàn dựng kịch và công tác giảng dạy. Những học viên tham gia lớp đào tạo diễn xuất của ông tại Hãng Phim truyện Việt Nam, ai cũng ngưỡng mộ cách nói chuyện gần gũi, hóm hỉnh của ông.

Có bề dày kinh nghiệm 40 năm làm nghề, nhưng khi được hỏi về kinh nghiệm biểu đạt cảm xúc, ông lấy ngay NSND Lê Khanh ra làm dẫn chứng. Ông nói, diễn hay đôi khi không cần nói nhiều. Như trong vở kịch “Bến bờ xa lắc”, có những lúc Lê Khanh chỉ ngồi im lặng 15-20 phút trên sân khấu, nhưng “khán giả hoàn toàn bị chinh phục bởi diễn xuất nội tâm của cô ấy”. Ông dành nhiều sự trân trọng cho những nghệ sỹ như NSND Hoàng Cúc, NSƯT Tuệ Minh… với niềm cảm phục không chỉ bởi phong cách làm việc, tình yêu, niềm đam mê cháy bỏng với nghệ thuật.

Nghệ sỹ Văn Hiệp cũng là một người như thế. NSƯT Đức Trung kể lại, ngày ấy, được mời sang thể hiện vai Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nhà hát Kịch Trung ương, ông nhiều lần tiếp xúc với nghệ sỹ Văn Hiệp. Trong con mắt của NSƯT Đức Trung, “ông trưởng thôn” là người giản dị, mộc mạc, và hơn hết là biết gạt đi những riêng tư, cực nhọc, đau buồn của cá nhân, lặng lẽ cống hiến hết mình. Nhắc đến nghệ sĩ Văn Hiệp, NSƯT Đức Trung không khỏi ngậm ngùi. Ở cái tuổi của những lứa nghệ sỹ như ông, không có gì mong muốn hơn đem hết vốn liếng truyền đạt kinh nghiệm cho những thế hệ sau. Ông luôn xác định cái tầm cho mình, cả về trí tuệ và sức khỏe, để khi còn có thể, sẽ tiếp tục cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà.   

Theo ANTĐ

Tin cùng chuyên mục

“Chạm” vào lịch sử để thêm yêu lắm Việt Nam

“Chạm” vào lịch sử để thêm yêu lắm Việt Nam

(PNTĐ) - Dự án "Yêu lắm Việt Nam" được Báo Nhân Dân thực hiện nhằm hưởng ứng và hướng tới Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tại đây, lần đầu tiên hơn 180 di tích di sản của 63 tỉnh thành của Việt Nam được đưa vào thế giới số, mang đến cho du khách một trải nghiệm du lịch liền mạch giữa thực và số. Và đó cũng là cách thức rất hiệu quả để kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, non sông về một mối.
Kiến tạo ngành phong thái từ học đường đến chuyên nghiệp

Kiến tạo ngành phong thái từ học đường đến chuyên nghiệp

(PNTĐ) - Học Viện Phong Thái Á Đông được thành lập năm 2019 dưới sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Quỳnh Trang, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Phong thái và Khí chất dành cho người phụ nữ Việt Nam. Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, Học viện hiện có 2 cơ sở đào tạo chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; đào tạo cho hơn 10.000 học viên và hơn 100 đối tác là các doanh nghiệp trên cả nước…
Người Việt toàn cầu hướng về ngày Giỗ Tổ

Người Việt toàn cầu hướng về ngày Giỗ Tổ

(PNTĐ) - Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức đoàn kiều bào về nước tham dự Lễ Giỗ Tổ; đồng thời bà con kiều bào trên toàn thế giới sẽ tổ chức ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu vua Hùng toàn cầu với chủ đề “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc”.
Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.
Hướng tới trả lương cho trách nhiệm chăm sóc của phụ nữ

Hướng tới trả lương cho trách nhiệm chăm sóc của phụ nữ

(PNTĐ) - Sáng ngày 14/3, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo "Đầu tư vào Kinh tế Chăm sóc: Giải pháp Thúc đẩy Bình đẳng giới và Tăng trưởng Bền vững". Hội thảo là một trong các hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ với chủ đề toàn cầu  “Vì tất cả Phụ nữ và trẻ em gái”.