"Nữ quyền" qua hình ảnh 2 hai nữ rapper duy nhất tại vòng chung kết Rap Việt

Chia sẻ

TLinh và Suboi - hai nữ rapper duy nhất tại vòng chung kết Rap Việt - đã dành tiết mục cuối cùng để tôn vinh nữ giới cũng như tính nữ trong cộng đồng hiphop nói chung và rap nói riêng. “Phụ nữ mà tự tin, hay ho như thế thì làm gì phải đi đòi nữ quyền” - MC Trấn Thành đã bình luận như thế sau màn trình diễn tuyệt vời đó.

Câu nói của Trấn Thành, tuy hoàn toàn có thể hiểu là một lời khen và ủng hộ hết mình với những nữ rapper, nhưng lại vô tình khiến chúng ta tự hỏi: Vậy nữ quyền chỉ phù hợp, xứng đáng với một số thành phần nữ nhất định, với những người nữ có một số tính cách, khả năng nhất định sao? “Làm gì phải đi đòi nữ quyền”? Thế nghĩa là chúng ta đã có bình đẳng giới rồi sao? Chẳng còn gì cần phải làm nữa sao?

2 người phụ nữ quyền lực Suboi và TLinh lần nữa khẳng định bản lĩnh và vị thế độc tôn trong Hai người phụ nữ quyền lực Suboi và TLinh lần nữa khẳng định bản lĩnh và vị thế độc tôn trong "Rap Việt"

"Để em định nghĩa lại những quan điểm thể nào gọi là phái yếu/ Điều quan trọng là điều ta làm có xuất phát từ là tình yêu

...Sao lại chà đạp lên những bông hoa/ Đàn bà biết đánh khi giặc đến nhà (menina)

“Take care” cho em “thắng từ đường đua đến đường tình”

..."Em cứ việc xinh đó không phải lỗi không phải tường trình"

..."Shout out (phát biểu công khai và muốn thể hiện lòng biết ơn với ai đó) tất cả cô nàng vẫn đang làm những gì mà cô muốn/ Shout out tất cả phái đẹp đang leo lên bằng thực lực và không bao giờ để họ kéo xuống"

Những câu hát trên nằm trong tiết mục Tèn Tèn Girls, là minh chứng rất mạnh mẽ cho “quyền nữ” mà Suboi - một nữ rapper hiếm hoi có sức ảnh hưởng rất lớn đến trào lưu âm nhạc này. Trong một cộng đồng nơi nam giới chiếm đa số và những tính nam truyền thống được đề cao - như sự cứng rắn, đả kích, cạnh tranh và “cool ngầu” - thì Tèn Tèn Girls vừa là một lời khẳng định nữ giới cũng có thể đứng vững và tự hào trong làng rap, đồng thời họ cũng sẽ tự tạo ra luật chơi của riêng mình, chứ không cần phải nhún nhường hay bỏ quên sự nữ tính của bản thân để hòa nhập, để được tôn trọng trong cộng đồng này.
 
Từ đầu chương trình, Suboi có chia sẻ góc nhìn của mình về phong trào nữ quyền. Cô cho biết Feminism (phong trào nữ quyền) có thể được dịch là “quyền nữ” (thay vì “nữ quyền”). “Quyền nữ” là một từ hay hơn vì nó thể hiện được người phụ nữ có quyền được lựa chọn và những quyết định cá nhân đó sẽ được thấu hiểu, tôn trọng - chứ không gây ra hiểu lầm như cụm “nữ quyền”, rằng phụ nữ phải giống như đàn ông hoàn toàn thì mới được tôn trọng.
 
Nói cách khác, nữ quyền đối với Suboi chính là phụ nữ có nhiều sự lựa chọn và họ hoàn toàn có quyền lựa chọn dựa trên sở thích, quan điểm và cá tính riêng - chứ không phải phụ nữ phải gồng mình lên thể hiện sự tự tin đầy tính cool ngầu, cứng rắn thì khi đó mới được công nhận, ủng hộ. Như chia sẻ rất chân thành của Suboi, những ngày đầu tham gia rap, cô cũng đã nghĩ mình phải cố gồng lên để giống những bạn nam khác, thế nhưng bây giờ cô không còn nhìn nhận như thế nữa.
 
Góc nhìn "phụ nữ phải giống/bằng đàn ông hoàn toàn thì mới gọi là nữ quyền" sai lệch chẳng những vì nó phủ nhận một cách vô lí những khác biệt sinh học giữa nam và nữ, mà còn thiếu tôn trọng những tính nữ truyền thống nói riêng và quyền tự quyết của phụ nữ nói chung, bằng cách cho rằng chỉ có những tính nam mới phù hợp với quyền lực - bởi thế người phụ nữ luôn luôn phải thay đổi để giống nam giới thì mới được tôn trọng và chấp nhận.
 
Sự “định nghĩa lại” phái yếu đó đã được thể hiện rõ trong tiết mục Tèn Tèn Girls - phần biểu diễn là hình ảnh rất quyền lực, tự tin của hai nữ rapper mà sự quyền lực đó còn được thể hiện rất nữ tính: qua từng câu chữ, ẩn dụ tinh tế và vũ đạo, ngôn ngữ hình thể gợi cảm.
 
Nhìn nhận về sự khẳng định nữ quyền của 2 nữ rapper này, Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam VOGE cho rằng: Con đường đến “quyền nữ” thật ra còn rất nhiều việc cần làm - đến khi nào chúng ta không còn nhìn nhận những tính nữ là “phái yếu” nữa, đến khi nào những người phụ nữ không còn phải cố gồng gánh đến quên bản thân để chứng tỏ mình xứng đáng với sự chấp nhận và tôn trọng - đến khi đó chúng ta mới thật sự có “quyền nữ”: người phụ nữ không còn bị đóng khuôn và thật sự có quyền lựa chọn cho bản thân mình.
 
Minh Vũ, một nữ khán giả theo dõi Rap Việt đã bày tỏ rằng: Đòi hỏi quyền nữ vì thế là đòi hỏi quyền lợi cho tính nữ, để những phẩm chất, giá trị này được công nhận, để ngay cả khi Suboi và Tlinh ôm trọn và thể hiện tính nữ của mình qua những sản phẩm âm nhạc (rap về việc chăm con hay về tình yêu dưới góc nhìn của nữ giới) thì mọi người cũng phải nể phục rằng những tác phẩm này hay không kém j những bài rap mạnh mẽ, nam tính cả.
 
CHI ANH

Tin cùng chuyên mục

“Chạm” vào lịch sử để thêm yêu lắm Việt Nam

“Chạm” vào lịch sử để thêm yêu lắm Việt Nam

(PNTĐ) - Dự án "Yêu lắm Việt Nam" được Báo Nhân Dân thực hiện nhằm hưởng ứng và hướng tới Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tại đây, lần đầu tiên hơn 180 di tích di sản của 63 tỉnh thành của Việt Nam được đưa vào thế giới số, mang đến cho du khách một trải nghiệm du lịch liền mạch giữa thực và số. Và đó cũng là cách thức rất hiệu quả để kỷ niệm ngày đất nước thống nhất, non sông về một mối.
Kiến tạo ngành phong thái từ học đường đến chuyên nghiệp

Kiến tạo ngành phong thái từ học đường đến chuyên nghiệp

(PNTĐ) - Học Viện Phong Thái Á Đông được thành lập năm 2019 dưới sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Quỳnh Trang, là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Phong thái và Khí chất dành cho người phụ nữ Việt Nam. Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, Học viện hiện có 2 cơ sở đào tạo chính tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; đào tạo cho hơn 10.000 học viên và hơn 100 đối tác là các doanh nghiệp trên cả nước…
Người Việt toàn cầu hướng về ngày Giỗ Tổ

Người Việt toàn cầu hướng về ngày Giỗ Tổ

(PNTĐ) - Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tổ chức đoàn kiều bào về nước tham dự Lễ Giỗ Tổ; đồng thời bà con kiều bào trên toàn thế giới sẽ tổ chức ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu vua Hùng toàn cầu với chủ đề “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc”.
Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Cô giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

(PNTĐ) - Hơn 20 năm công tác trong ngành, cô giáo Phan Thị Thúy An, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Sơn Trầm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác giảng dạy. Mới đây, cô là một trong các cá nhân được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trao tặng giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024.
Hướng tới trả lương cho trách nhiệm chăm sóc của phụ nữ

Hướng tới trả lương cho trách nhiệm chăm sóc của phụ nữ

(PNTĐ) - Sáng ngày 14/3, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) và Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo "Đầu tư vào Kinh tế Chăm sóc: Giải pháp Thúc đẩy Bình đẳng giới và Tăng trưởng Bền vững". Hội thảo là một trong các hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ với chủ đề toàn cầu  “Vì tất cả Phụ nữ và trẻ em gái”.