Cảnh sát biển Việt Nam – Trung Quốc phối hợp tuần tra trên Vịnh Bắc Bộ

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 9/4, biên đội tàu 8004 và 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam cùng Đoàn công tác đã rời cảng Đình Vũ, TP. Hải Phòng lên đường tuần tra liên hợp cùng lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ.

Tuần tra liên hợp Việt Nam – Trung Quốc

Chiều 9/4, biên đội tàu 8004 và 8003 của Cảnh sát biển Việt Nam cùng Đoàn công tác đã rời cảng Đình Vũ, TP. Hải Phòng lên đường tuần tra liên hợp cùng lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ.

Đây là chuyến tuần tra liên hợp thứ nhất năm 2023, cũng là chuyến tuần tra lần thứ sáu giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc tại vùng biển này. Việc phối hợp tuần tra giữa Cảnh sát biển hai nước lần này sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 13/4. Phạm vi tuần tra qua 13 điểm, tổng quãng đường 255,5 hải lý, kéo dài từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.

Biên đội tàu của Cảnh sát biển Việt Nam sẽ kiểm soát ở phía Tây đường phân định Vịnh Bắc bộ, tàu của Trung Quốc sẽ kiểm soát phía Đông đường phân định Vịnh Bắc bộ. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Cảnh sát biển hai nước sẽ hội đàm trước và sau khi kết thúc tuần tra liên hợp; kiểm tra, giám sát tàu thuyền của ngư dân khai thác thủy hải sản trong vùng biển lân cận...

Riêng Cảnh sát biển Việt Nam còn phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh phía Bắc để nắm tình hình tàu cá Việt Nam đang đánh bắt trên khu vực về việc chấp hành các quy định của pháp luật chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), tiến hành nhắc nhở xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm IUU.

Cảnh sát biển Việt Nam – Trung Quốc phối hợp tuần tra trên Vịnh Bắc Bộ - ảnh 1
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 phối hợp Chi cục Thủy sản các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An tuyên truyền phòng chống IUU cho ngư dân trên biển 

Mục tiêu tuần tra

Chuyến tuần tra nhằm thực hiện luật pháp quốc tế, đặc biệt là các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định Vịnh Bắc Bộ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước, ký ngày 25-12-2000.

Đồng thời, góp phần duy trì trật tự an ninh trong khu vực biển Vịnh Bắc Bộ, qua đó tăng cường mối quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa lực lượng Cảnh sát biển hai nước. Việc tuần tra cũng sẽ giúp bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên, sinh vật biển; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cho ngư dân khi đánh bắt trên biển; nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, kinh nghiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ theo quy định hằng năm…

Việc tuần tra sẽ bảo đảm hoạt động khai thác hải sản của ngư dân được diễn ra bình thường trong thời gian hai nước tổ chức đàm phán xác định các nội dung hợp tác tiếp theo sau khi Hiệp định hợp tác nghề cá hết hiệu lực từ ngày 30/6/2020.

Kể từ đầu năm 2023, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 đã phối hợp chặt chẽ với các lực lược hiệp đồng thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tra, quản lý, bảo vệ biển, đảo, giám sát hoạt động nghề cá trên khu vực Vịnh Bắc Bộ; góp phần bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên, sinh vật biển.

Mặc dù vậy, công tác bảo vệ, quản lý và giám sát hoạt động nghề cá trên Vịnh Bắc Bộ vẫn còn những hạn chế như: Ý thức chấp hành pháp luật của một số bà con ngư dân còn thấp; một số tàu cá của Việt Nam chưa lắp đặt thiết bị giám sát tàu cá (VMS) theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ; vẫn còn tình trạng tàu cá của hai nước vi phạm trong việc khai thác hải sản.

Tin cùng chuyên mục

Châu Phi đầu tư mạnh mẽ cho chăm sóc sức khỏe phụ nữ

Châu Phi đầu tư mạnh mẽ cho chăm sóc sức khỏe phụ nữ

(PNTĐ) - Khu vực châu Phi cận Sahara đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng, với tỷ lệ tử vong ở bà mẹ lên tới 70% - cao nhất toàn cầu. Tình trạng đáng báo động này tác động sâu sắc đến sự phát triển bền vững của châu lục và đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư mạnh mẽ từ các quốc gia.
Bất bình đẳng giới là nguy nhân chính gia tăng nguy cơ nhiễm HIV ở phụ nữ

Bất bình đẳng giới là nguy nhân chính gia tăng nguy cơ nhiễm HIV ở phụ nữ

(PNTĐ) - Cuộc chiến chống lại HIV/AIDS dù đã đạt được những bước tiến đáng kể, song, vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Số liệu thống kê cho thấy sự bất bình đẳng giới, thiếu tiếp cận chăm sóc y tế và sự thiếu hiểu biết vẫn là những rào cản lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh.