Chương trình Lương thực Thế giới đoạt giải Nobel Hòa bình vì nỗ lực chống lại nạn đói

Chia sẻ

Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Programme) mới đây đã giành giải thưởng Nobel Hòa bình cao quý nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của tổ chức này nhằm chống lại nạn đói và chấm dứt việc sử dụng nó như một loại "vũ khí chiến tranh xung đột", đặc biệt là vào thời điểm đại dịch Covid-19 đã và đang đẩy hàng triệu người vào nạn đói.

Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Programme - WFP) đặt trụ sở tại Rome, được thành lập năm 1961 theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower. Từ khi được thành lập, tổ chức này đã viện trợ lương thực cho nhiều cuộc khủng hoảng lớn, bao gồm cả nạn đói năm 1984 của Ethiopia, trận sóng thần châu Á năm 2004 và trận động đất Haiti năm 2010.

Bền bỉ trên con đường của mình, Chương trình Lương thực Thế giới đã mang đến sự hỗ trợ cho những vùng được coi là “đặc biệt nguy hiểm” và nghèo đói nhất trên thế giới như Nam Sudan và Syria. Ngay cả khi đại dịch Covid-19 buộc các nước phải hạn chế các chuyến bay thương mại thì tổ chức này vẫn “sáng tạo” ra nhiều cách thức khác nhau để phân phát lương thực đến những nơi cần đến như tạo ra một dịch vụ chuyển phát khẩn cấp giúp giữ cho việc viện trợ lương thực không bị gián đoạn.

Một em bé mang theo thùng hàng cứu trợ từ Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) ở Mwenezi, Zimbabwe.Một em bé mang theo thùng hàng cứu trợ từ Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP) ở Mwenezi, Zimbabwe.

Ủy ban Nobel cho biết nạn đói lại trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch đã làm tăng thêm khó khăn mà hàng triệu người đang phải đối mặt. Ủy ban này kêu gọi các chính phủ giúp đảm bảo rằng WFP và các tổ chức viện trợ khác nhận được mọi sự hỗ trợ tài chính cần thiết để nuôi sống hàng triệu người ở các quốc gia nghèo đói và chiến tranh “cùng cực” như Yemen, Congo, Nigeria và Nam Sudan. Theo ước tính của WFP, hiện nay có tới 690 triệu người trên thế giới đã và đang phải đối diện với nạn đói.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho biết ông rất vui mừng vì giải thưởng cao quý này đã được trao cho “Những chiến sĩ ở tuyến đầu trong mặt trận an ninh lương thực”.

Một máy bay của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thả viện trợ lương thực xuống thị trấn Jiech, Quận Ayod, ở Nam Sudan.Một máy bay của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thả viện trợ lương thực xuống thị trấn Jiech, Quận Ayod, ở Nam Sudan.

Frederic Mousseau, giám đốc chính sách tại Viện Oakland, một tổ chức tư tưởng tiến bộ có trụ sở tại California, cho biết: “Giải Nobel này rất quan trọng để tôn vinh sự hợp tác đa phương, thể hiện sự đoàn kết giữa các quốc gia. “Nhưng chúng ta không nên bỏ qua thói đạo đức giả của các quốc gia giàu nhất tham gia và trục lợi từ các cuộc xung đột khác nhau trên thế giới để rồi sau đó, họ lại tài trợ cho các can thiệp của WFP”.

Ủy ban Nobel Na Uy cho biết họ mong muốn “hướng con mắt của thế giới về phía hàng triệu người đang phải chịu đựng hoặc đối mặt với sự đe dọa của nạn đói”. Giải thưởng gồm có một huy chương vàng và tiền mặt trị giá 10 triệu krona (khoảng 1,1 triệu đô la). Khoản thưởng này vẫn thấp hơn so nhiều so với kinh phí mà WFP cần cho công việc của mình. Cho đến nay, tổ chức này đã nhận được gần 6,4 tỷ đô la tiền mặt hoặc hàng hóa, trong đó có hơn 2,7 tỷ đô la đến từ Hoa Kỳ.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.