Liên Hợp Quốc cảnh báo những nguy cơ từ phương pháp chống Covid-19 bằng miễn dịch cộng đồng

Chia sẻ

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa đưa ra cảnh báo chống lại ý kiến cho rằng miễn dịch cộng đồng có thể là một chiến lược thực tế để ngăn chặn đại dịch. Ông nói: “Phương pháp miễn dịch cộng đồng đơn giản là phi đạo đức”.

Trong một cuộc họp báo diễn ra hồi đầu tuần, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết các quốc gia chỉ có thể đạt được miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm phòng. Ông lưu ý rằng để có được khả năng miễn dịch trong cộng đồng đối với một bệnh truyền nhiễm cao, chẳng hạn như bệnh sởi thì phải cần có khoảng 95% dân số được chủng ngừa. Ông Tedros nói: “Khả năng miễn dịch cộng đồng chỉ có thể có được bằng cách bảo vệ con người khỏi vi rút chứ không phải bằng cách để mặc họ tiếp xúc với nó”. Một số nhà nghiên cứu trước đó đã lập luận rằng việc cho phép Covid-19 lây lan trong cộng đồng sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và là một cách thực tế hơn để ngăn chặn đại dịch, thay vì các biện pháp phong tỏa đã khiến kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu trong một cuộc họp báo về các cập nhật liên quan đến COVID-19, tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ.Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới phát biểu trong một cuộc họp báo về các cập nhật liên quan đến COVID-19, tại trụ sở của WHO ở Geneva, Thụy Sĩ.

Hiện nay, chúng ta có quá ít thông tin về khả năng miễn dịch với Covid-19 để biết liệu khả năng miễn dịch trong cộng đồng có thể đạt được hay không. Người đứng đầu WHO cho hay: “Chúng tôi có một số manh mối, nhưng chúng tôi không có bức tranh hoàn chỉnh, đồng thời lưu ý rằng WHO đã ghi nhận các trường hợp người dân bị tái nhiễm coronavirus sau khi phục hồi từ đợt nhiễm virus ban đầu. Mặc dù hầu hết mọi người dường như phát triển một số loại phản ứng miễn dịch, nhưng vẫn chưa rõ thời gian tồn tại hoặc mức độ mạnh mẽ của sự bảo vệ đó - và những người khác nhau có những phản ứng khác nhau”. Ông Tedros nhấn mạnh: “Chưa bao giờ trong lịch sử y tế công cộng, miễn dịch cộng đồng được sử dụng như một chiến lược để ứng phó với một đợt bùng phát”.

“Việc cho phép một loại vi rút nguy hiểm mà chúng tôi thậm chí còn không hiểu rõ hoạt động của chúng lây lan tự do trong cộng đồng chỉ đơn giản là một việc làm phi đạo đức”, người đứng đầu WHO khẳng định. WHO ước tính chỉ khoảng dưới 10% dân số có miễn dịch với coronavirus, có nghĩa là phần lớn thế giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao.

Đỗ Hữu

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.