New Zealand ký thoả thuận đưa người lên Mặt trăng

Chia sẻ

New Zealand tuyên bố là quốc gia mới nhất ký thỏa thuận không gian với NASA, ngay khi ngành công nghiệp vũ trụ non trẻ của nước này bắt đầu cất cánh.

New Zealand đã trở thành quốc gia thứ 11 của Hiệp định Artemis, một hiệp định về hợp tác không gian và hỗ trợ kế hoạch đưa con người trở lại mặt trăng của cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) vào năm 2024 và thực hiện một sứ mệnh lịch sử của con người lên sao Hỏa.

Bộ trưởng Ngoại giao Nanaia Mahuta cho biết New Zealand là một trong số ít các quốc gia có thể phóng tên lửa vào không gian.

“New Zealand cam kết đảm bảo giai đoạn tiếp theo của cuộc thám hiểm không gian được tiến hành một cách an toàn, bền vững, minh bạch và tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế”, Mahuta nói.

New Zealand cho biết họ đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo rằng các khoáng chất lấy từ mặt trăng hoặc các nơi khác trong không gian được sử dụng bền vững.

Một tên lửa Electron thực hiện vụ phóng thành công từ bãi phóng Bán đảo Mahia trên Đảo Bắc của New Zealand.Một tên lửa Electron thực hiện vụ phóng thành công từ bãi phóng Bán đảo Mahia trên Đảo Bắc của New Zealand.

Công ty Rocket Lab có trụ sở tại California, chuyên đưa các vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo, đã làm nên lịch sử ở New Zealand cách đây 4 năm khi phóng một tên lửa thử nghiệm vào không gian từ bán đảo Mahia xa xôi. Người sáng lập Rocket Lab, Peter Beck cho biết việc ký kết hiệp định là minh chứng cho vai trò ngày càng tăng của quốc gia này trong ngành công nghiệp vũ trụ và mở ra cánh cửa cho các cơ hội hợp tác và sứ mệnh với NASA.

Các ước tính cho thấy ngành công nghiệp vũ trụ New Zealand trị giá 1,7 tỷ đô la New Zealand (1,2 tỷ đô la) và ngành sản xuất vũ trụ tạo ra khoảng 250 triệu đô la New Zealand mỗi năm.

Quản trị viên của NASA Bill Nelson bày tỏ sự hoan nghênh đối với quyến định này của New Zealand và cho biết New Zealand là một trong bảy quốc gia đã giúp xây dựng các nguyên tắc trong hiệp định Artemis.

Kevin Covert, quyền đại sứ Hoa Kỳ tại New Zealand cho biết: “Không gian ngày càng trở nên đông đúc. Nhiều quốc gia đã thiết lập sự hiện diện của mình trong không gian vũ trụ, thông qua các trạm nghiên cứu, vệ tinh do đó các hiệp định như Artemis cung cấp một loạt các nguyên tắc để tạo ra một môi trường an toàn và minh bạch, truyền cảm hứng cho các hoạt động khám phá, khoa học và thương mại”.

Các bên ký kết hiệp định khác bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Anh, Canada, Ý, Nhật Bản, Luxembourg, Hàn Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ukraine. Brazil cũng cho biết họ có kế hoạch ký kết.

NGUYỄN LINH

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là cam kết nhất quán của Việt Nam

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là cam kết nhất quán của Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 3/7, Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025 với chủ đề: “Phụ nữ: Khôi phục giá trị trong thời đại số” đã khai mạc tại thủ đô Berlin, CHLB Đức. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị.
Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

Việt Nam kiên quyết phản đối hoạt động khảo sát trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng đã cung cấp thông tin chính thức về ba vấn đề được báo chí và dư luận quan tâm: phản ứng của Việt Nam trước việc tàu Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ); tình hình hỗ trợ công dân Việt Nam tại Iran và Israel; và diễn biến tiếp theo sau điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump liên quan đến chính sách thuế đối ứng giữa hai nước.
AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

(PNTĐ) - Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng tốc độ, một làn sóng lo ngại mới đang xuất hiện trong giới công nghệ: các hệ thống AI tiên tiến nhất hiện nay bắt đầu thể hiện hành vi lừa dối, thao túng, thậm chí đe dọa chính những người tạo ra chúng.