Những nguy cơ sức khoẻ từ rác thải y tế trong đại dịch Covid-19

Chia sẻ

Nguy cơ sức khoẻ từ rác thải y tế do Covid-19 đã được cảnh báo ngay từ khi dịch bệnh mới bùng phát. Sau hai năm dịch bệnh hoành hành, báo cáo về rác thải y tế của Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khiến người dân toàn cầu lo lắng.

Những con số “giật mình”

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1/2/2022 đã ra thông báo về sự xuất hiện của hàng chục ngàn tấn rác thải y tế bao gồm các loại ống tiêm, bộ dụng cụ xét nghiệm đã qua sử dụng và các lọ vắc-xin bị vứt bỏ không chỉ làm gia tăng sức ép lên các hệ thống quản lý rác thải y tế toàn cầu mà còn đe dọa sức khỏe con người và môi trường.

Maggie Montgomery, quan chức kỹ thuật của WHO cho biết: “Chúng tôi nhận thấy Covid-19 đã làm tăng lượng chất thải y tế trong các cơ sở lên tới 10 lần”. Bà đồng thời cảnh báo những vật liệu này có khả năng gây hại cho nhân viên y tế, khiến họ bị thương do kim tiêm và phơi nhiễm với vi trùng gây bệnh. Đặc biệt, rủi ro lớn nhất đối với cộng đồng là ô nhiễm không khí do đốt chất thải ở nhiệt độ không đủ cao dẫn đến giải phóng các chất gây ung thư.

Khẩu trang được tình nguyện viên tìm thấy trên bãi biển Ecuador trong chiến dịch dọn rác tại các bãi biển. Ảnh: UNICEFKhẩu trang được tình nguyện viên tìm thấy trên bãi biển Ecuador trong chiến dịch dọn rác tại các bãi biển. Ảnh: UNICEF

Ước tính từ tháng 3/2020 đến tháng 11/2021 đã có khoảng 87.000 tấn thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được mua sắm thông qua chương trình ứng phó với đại dịch của Liên hợp quốc (LHQ). Tuy nhiên hầu hết trong số đó đã trở thành rác thải, đó là chưa kể số lượng vật tư chống dịch mà các nước mua thêm.

Báo cáo của WHO đề cập đến khoảng hơn 140 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm đã qua sử dụng, tạo ra 2.600 tấn rác nhựa cùng hơn 700 ngàn lít chất thải hóa học khác. Bên cạnh đó, khoảng hơn 8 tỷ liều vắc-xin được sử dụng trên toàn cầu cũng tạo ra thêm 144.000 tấn chất thải dưới dạng chai lọ thủy tinh, ống tiêm, kim tiêm và hộp an toàn.

Dữ liệu của WHO chỉ ra vấn đề nằm ở năng lực xử lý chất thải. Ngay cả ở các nước phát triển cũng có tới 30% cơ sở y tế không được trang bị để xử lý lượng chất thải hiện có (chưa nói đến lượng chất thải bổ sung do Covid-19). Con số này ở các nước kém phát triển nhất lên tới 60%. Những cộng đồng dân số sống gần khu vực bãi chôn lấp hoặc các lò đốt rác thải kém chất lượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do không khí ô nhiễm từ chất đốt, chất lượng nước kém, hoặc mang mầm bệnh.

Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Môi trường, Khí hậu của WHO cho biết: “Covid-19 buộc thế giới phải nhìn nhận lại những lỗ hổng trong công tác quản lý chất thải nói chung và chất thải y tế nói riêng, nhất là khi các nước đã ký cam kết về giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại hội nghị COP26 vừa qua, đồng thời có các giải pháp sẵn sàng ứng phó với một đại dịch tương tự trong tương lai”.

Lượng chất thải y tế trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát tại một bệnh viện ở New Delhi (Ấn Độ). Ảnh: ReutersLượng chất thải y tế trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát tại một bệnh viện ở New Delhi (Ấn Độ). Ảnh: Reuters

Quốc tế cần chung tay bảo vệ môi trường

Cảnh tượng khẩu trang bị vứt bỏ bừa bãi trên các bãi biển và lề đường đã trở nên quen thuộc trên toàn thế giới từ khi đại dịch xuất hiện. Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, mặc dù đại dịch là cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất thế kỷ này nhưng bản báo cáo được đưa ra cũng là “lời nhắc nhở mạnh mẽ”, rằng, thế giới không thể hi sinh môi trường để chống dịch.

Trước những nguy cơ về môi trường, WHO kêu gọi toàn cầu cải cách và chuyển sang sử dụng đồ bảo hộ làm từ vật liệu có khả năng tái chế. Bên cạnh đó là hàng loạt khuyến nghị như sử dụng quy trình đóng gói và vận chuyển các vật tư y tế bằng vật liệu thân thiện với môi trường hay đầu tư vào công nghệ kỹ thuật để xử lý chất thải mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Tiến sĩ Anne Woolridge, Chủ tịch Nhóm Công tác về Chất thải Chăm sóc Sức khỏe, Hiệp hội Chất thải Rắn Quốc tế (ISWA) cho biết: “Một sự thay đổi mang tính hệ thống về cách quản lý chất thải của ngành y tế sẽ bao gồm việc giám sát chặt chẽ và có hệ thống hơn”.

Báo cáo được đưa ra vào thời điểm ngành y tế đang chịu nhiều áp lực trong việc giảm lượng khí thải carbon cũng như giảm thiểu lượng rác thải tại các bãi chôn lấp. Covid-19 càng làm tăng tính cấp thiết phải có các giải pháp quản lý chất thải y tế một cách an toàn và bền vững. Điều này có thể được thực hiện thông qua các chính sách và quy định nghiêm ngặt từ mỗi quốc gia. 

PHÚ ĐỖ (WHO, UN News, Reuters)

Tin cùng chuyên mục

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

(PNTĐ) - Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi ăn sáng, làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.