Nỗi lo thiếu nhân viên y tế trong dịch bệnh

Chia sẻ

Covid-19 đã khiến các nhân viên y tế phải căng mình trong suốt hai năm liền. Giờ đây, sự hoành hành của các biến thể Delta và mới nhất là Omicron càng khiến gánh nặng đè lên vai những chiến sĩ áo trắng. Hàng ngàn y bác sĩ đã xin nghỉ việc do áp lực cũng như những gánh nặng khác.

Áp lực lớn trong thời kỳ dịch bệnh

Theo hãng tin Reuters, ngay từ trước khi đại dịch bắt đầu, thế giới đã thiếu hụt 6 triệu y tá và trong vài năm tới sẽ có thêm 4,75 triệu y tá về hưu. Hội đồng Điều dưỡng quốc tế (ICN) tiết lộ nguyên nhân tình trạng thiếu hụt y tá gia tăng trong dịch bệnh là do áp lực quá lớn.

Từ Thuỵ Sỹ, giám đốc điều hành Hội đồng Y tá Quốc tế - tổ chức đại diện cho hơn 27 triệu y tá ở 130 nước, Howard Catton lo lắng khi số lượng y tá xin nghĩ việc đã tăng 20 - 30% so với những năm trước. “Để hạn chế tình trạng này, tôi khẩn thiết mong muốn các chính phủ sẽ có những chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ cuộc sống cho các y tá và nhân viên chăm sóc sức khoẻ trong thời gian tới”, ông Catton nói.

Các nhân viên y tế phải đối diện với nhiều áp lực trong đại dịch.Các nhân viên y tế phải đối diện với nhiều áp lực trong đại dịch.

Số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng chỉ ra rằng đã có ít nhất 115.000 y tá tử vong do Covid-19, con số này trên thực tế có thể gấp đôi. Các nghiên cứu cũng tiết lộ sự mất cân bằng khi các nước giàu có tỷ lệ y tá trên dân số cao gấp gần mười lần so với các nước nghèo.

Tại Úc đang xảy ra một cuộc “khủng hoảng” thiếu y tá có kinh nghiệm trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Giám đốc điều hành của trường cao đẳng về chăm sóc đặc biệt Úc, Rand Butcher cảnh báo sự thiếu hụt trầm trọng nhân viên y tế tại các đơn vị chăm sóc tích cực (ICU). “Họ luôn phải làm thêm giờ với mức lương ít ỏi và tính chất nguy hiểm của công việc cao, nhất là trong đại dịch. Dưới áp lực cao, một số lượng lớn y tá và bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đã lựa chọn bỏ việc”, ông nói. Giám đốc điều hành Trường cao đẳng Điều dưỡng Úc, Kylie Ward cũng bị sốc khi nhắc đến con số khoảng 20.000 y tá tại Úc đã nghỉ việc chỉ tính riêng trong năm nay.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Singapore khi trong năm 2020, chỉ có đúng…45 y tá đăng ký hành nghề trong khi số người nghỉ việc là 617. 1/3 trong tổng số 42.096 y tá tại đảo quốc sư tử tính đến cuối năm 2020 là người nước ngoài. Việc thiếu nhân lực đã khiến các bệnh viện, phòng khám phải trả một khoản chi phí lên tới 12.000 đô la Singapore (tương đương gần 202 triệu đồng) cho việc tìm kiếm một y tá có kinh nghiệm làm việc.

Ở các nước châu Phi như Kenya, Uganda, Nigeria còn xảy ra tình trạng “chảy máu chất xám” khi một lượng lớn nhân viên y tế ở các quốc gia này được tuyển dụng ra nước ngoài làm việc nhằm bù đắp sự thiếu hụt nhân lực, đặc biệt ở các nước phương Tây. Philippines, Jamaica và Ấn Độ cũng là những nước “xuất khẩu y tá” nổi bật.

Tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế gia tăng đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh.Tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế gia tăng đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh.

Chính sách nhằm giữ chân nhân viên y tế

Tổng giám đốc WHO - Tedros Adhanom Ghebreyesus đã chỉ trích sự không công bằng trong việc phân phối các mũi tiêm và nhấn mạnh một trong các biện pháp hàng đầu để bảo vệ lực lượng y tế tuyến đầu trong đại dịch đó là nhân viên y tế phải được ưu tiên sử dụng vắc-xin.

Bên cạnh đó, tổ chức này cũng đã công bố một hiến chương nhằm tăng cường an toàn cho đội ngũ nhân viên y tế giữa dịch bệnh Covid-19. Trong đó nêu rõ những mối đe dọa đối với các nhân viên y tế không chỉ nằm ở mặt thể chất mà còn là những sang chấn tâm lý, đặc biệt khi họ phải làm việc hết sức lực trong nhiều giờ đồng hồ và sống trong nỗi lo sợ thường trực bị lây nhiễm. Cùng với đó là sự cách ly với gia đình mình, đối mặt với tâm lý lo ngại của xã hội về việc họ có thể mang dịch bệnh. Trước những áp lực mà các nhân viên y tế tuyến đầu phải đối mặt, WHO kêu gọi chính phủ các nước phải có trách nhiệm pháp lý và đạo đức để đảm bảo cho đội ngũ nhân viên y tế khỏe mạnh, an toàn cũng như đảm bảo phúc lợi cho họ.

Cần có các chính sách thiết thực hỗ trợ nhân viên y tế tuyến đầu.Cần có các chính sách thiết thực hỗ trợ nhân viên y tế tuyến đầu.

Hiến chương của WHO đồng thời kêu gọi các nước đề ra chương trình bảo vệ sức khỏe và an toàn của nhân viên y tế tốt hơn, kết hợp các chương trình này với các chính sách an toàn cho bệnh nhân, và mỗi quốc gia cần có chính sách hiệu quả hơn trong việc bảo vệ nhân viên y tế trước tình trạng bạo lực tại nơi làm việc cũng như cải thiện việc tiếp cận hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho nhân viên y tế. Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh: "Không quốc gia, bệnh viện hay phòng khám nào có thể giúp bệnh nhân an toàn nếu không ưu tiên giữ an toàn cho các nhân viên y tế".

Việc các chính phủ có những sự hỗ trợ cần thiết cả về đời sống và tinh thần về lâu dài cho các nhân viên y tế là một hướng đi đúng đắn, hướng đi này cần kết hợp cùng những ưu đã tuyển dụng và đạo tạo nhân viên y tế tăng cường. Chỉ khi các giải pháp đồng bộ thì việc thiếu hụt nhân lực ngành y tế mới giảm, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn chưa kết thúc và nhân loại có nguy cơ phải đối mặt với nhiều đại dịch khác trong tương lai.

NGỌC HÀ

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.