“Thế hệ Z” dưới tác động nặng nề từ đại dịch

Chia sẻ

“Thế hệ Z” hay “gen Z” là từ chỉ thế hệ được sinh ra từ năm 1997 về sau. Đại dịch đã có nhiều tác động lớn đến thế hệ này khi họ phải trưởng thành trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi lớn.

Những tác động lớn về tâm sinh lý

Gen Z đã phải trải qua ít nhất hai năm học trực tuyến ở nhà. Việc không được tới lớp đã khiến thế hệ này gần như bị “tụt hậu” về các kỹ năng mềm, giao tiếp, tạo dựng các mối quan hệ bạn bè và gặp nhiều căng thẳng do phải ngồi hàng giờ trước màn hình.

Báo cáo về sự phát triển của trẻ em do China National tiết lộ, tỷ lệ học sinh Trung Quốc mắc các bệnh như béo phì, cận thị và sâu răng cũng như nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần tiếp tục gia tăng trong hai năm qua. Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia, Chu Zhaohui cho biết, nguyên nhân của sự gia tăng các chứng béo phì, cận thị cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần hầu hết đến từ khối lượng công việc học tập quá nặng nề mà hệ thống giáo dục nước này dồn lên những người trẻ tuổi, đặc biệt là cộng thêm những lo âu về dịch bệnh, không được đến trường, không ra ngoài vận động và giao tiếp với bạn bè. Báo cáo này cũng cảnh báo tình trạng nguy hiểm đối với sức khỏe tâm thần gen Z khi tình trạng tự gây thương tích và tự tử đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn.

Trẻ gặp nhiều áp lực do bị cô lập, không thể đến trường hoặc giao tiếp với bạn bè.Trẻ gặp nhiều áp lực do bị cô lập, không thể đến trường hoặc giao tiếp với bạn bè.

Khảo sát của MTV Entertainment Group (Mỹ) cũng cho kết quả gần tương đương với giới trẻ từ 13 - 24 tuổi. Theo đó, có đến 46% trẻ được khảo sát cho biết đại dịch khiến việc theo đuổi mục tiêu học hành hoặc nghề nghiệp trở nên khó khăn hơn. Về việc duy trì các mối quan hệ với bạn bè, 45% trẻ được khảo sát cho biết chúng gặp khó khăn và có nguy cơ mất đi nhiều bạn bè.

Bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi đồng Seattle (Mỹ), Cora Breuner cho rằng, những tác động quá lớn từ đại dịch có thể khiến trẻ em và thanh thiếu niên gặp nhiều ảnh hưởng trong quá trình phát triển não bộ. “Đó là cơn ác mộng khi chúng bị cô lập về học tập hoặc giảm tương tác xã hội với bạn bè và phải chứng kiến cha mẹ vật lộn với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Điều đó đồng nghĩa với việc thế hệ trẻ không chỉ bị tụt hậu về quá trình học tập, họ còn “bị bỏ lại” phía sau khi phải đối diện với căng thẳng cũng như khả năng đưa ra quyết định”, ông giải thích.

Dần thích nghi?

Dẫu gặp nhiều khó khăn nhưng gen Z cũng không quá mất nhiều thời gian để thích nghi. Họ đã nhanh chóng tìm cách để vượt qua những thách thức mà bản thân phải đối mặt trong đại dịch.

Tác động từ đại dịch khiến gen Z cảm thấy khó khăn trong giai đoạn trưởng thành.Tác động từ đại dịch khiến gen Z cảm thấy khó khăn trong giai đoạn trưởng thành.

Ivy Enyenihi (16 tuổi) nhận xét năm học 2020 là một “thảm hoạ” khi cô ngày ngày phải ở nhà một mình, các lớp học trực tuyến ở trường có tương tác với giáo viên chỉ diễn ra đúng hai ngày một tuần. Cô cảm thấy bản thân hoàn toàn bị cô lập trong khoảng thời gian còn lại. “Với một người thích giao tiếp xã hội như tôi, việc bị cô lập ở nhà trong một thời gian dài như vậy thật khó khăn. Điều đó khiến cả những điều bình thường cũng trở nên khó thực hiện và khiến tôi chán nản”, Ivy kể.

Sinh viên Meghana Prasad (24 tuổi) ở Singapore thì cảm thấy “bị cô lập về mặt xã hội”. Cô cho biết: “Sức khoẻ tinh thần của tôi đã bị ảnh hưởng rất nhiều kể từ khi đại dịch bùng phát. Điều tôi khao khát nhất bây giờ là được thoát khỏi sự cô lập cả về thể xác lẫn tinh thần, tôi không biết mình có thể chịu đựng được bao lâu nữa”.

Sinh viên năm nhất đại học Singapore, Delfine Yew lại quyết tâm “thích nghi” với Covid-19, anh chia sẻ khó khăn khi mới bắt đầu, tuy nhiên đại dịch cũng là cơ hội giúp Delfine Yew trở nên kiên cường hơn. “Nếu coi những thay đổi này là thử thách mà bản thân phải vượt qua để thành công. Tôi sẽ cảm thấy lạc quan hơn để tiếp tục”, anh chia sẻ.

Có một sự thật rằng đại dịch không phải là tất cả những gì gen Z phải đối mặt, họ còn phải tiếp tục “chiến đấu” với thảm hoạ biến đổi khí hậu cũng như nhiều dịch bệnh khác trong tương lai. Do đó, thế hệ này cần học cách thích nghi, phát triển cũng như hoàn thiện các kỹ năng của mình để có thể tiếp tục chống lại những cuộc khủng hoảng trong tương lai.

NGỌC ÁNH

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam tăng tốc kết nối đường sắt với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác số với ASEAN và Úc

Việt Nam tăng tốc kết nối đường sắt với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác số với ASEAN và Úc

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 và các hội nghị liên quan tổ chức tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có loạt cuộc tiếp xúc song phương với đại diện ngoại giao Trung Quốc, Algeria và Úc, đồng thời tham dự nhiều hội nghị quan trọng với các đối tác của ASEAN.
ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

(PNTĐ) - Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.