Thông điệp của “Bao”

Chia sẻ

PNTĐ-Mới đây, một bộ phim hoạt hình ngắn của hãng Pixar mang tên “Bao” kể về mối quan hệ mẹ con ở Trung Quốc khiến cư dân mạng xôn xao.

 
Bộ phim phản ánh chân thực về văn hóa nuôi dậy con cái ở Trung Quốc khiến nhiều người xem rơi nước mắt và nhìn lại chính mình.
 
Thông điệp của “Bao” - ảnh 1
Các bà mẹ Trung Quốc thường dành cả đời cho con cái

 
Bộ phim kể về câu chuyện của một bà mẹ nhập cư người Trung Quốc. Bà làm bánh bao và một trong những chiếc bánh bao lại biết cử động. Bà mẹ đã coi cái bánh bao như con và đã nuôi nấng cậu bé Bao khôn lớn. Bà cô đơn và mất mát khi chứng kiến đứa con trai bé nhỏ mình nuôi đã khôn lớn và trở nên xa cách bà. Đỉnh điểm của bộ phim là khi bà mẹ mơ thấy mình tuyệt vọng ngăn con trai rời nhà đi bằng cách nuốt cậu bé vào bụng rồi sụp xuống trong đau đớn. Bộ phim về sau có cái kết thúc đẹp khi bà mẹ chấp nhận sự thay đổi của con trai.
 
Bao bọc quá đà
 
Đạo diễn bộ phim cho biết bà lấy cảm hứng làm phim từ chính mối quan hệ với mẹ mình. Trong tiếng Trung, từ “bao” vừa có nghĩa là bánh bao, vừa có nghĩa là bảo bối. Khi cậu bé Bao chơi bóng đá với trẻ con hàng xóm, bà mẹ rất lo lắng và can thiệp để ngăn cậu bé khỏi bị thương. Khi con trai dọn ra ngoài ở với bạn gái, bà mẹ cảm thấy mình có mọi quyền để giữ con lại.
 
Xu hướng bao bọc thái quá bắt nguồn từ giá trị lòng hiếu thảo trong văn hóa Trung Quốc, theo đó con cái phải nghe lời cha mẹ, chịu ảnh hưởng của cha mẹ trong mọi vấn đề. Ngược lại, các bậc cha mẹ Trung Quốc lại cũng phụ thuộc quá vào con cái, không chỉ là phụ thuộc vật chất khi về già mà còn phụ thuộc vào tinh thần, lúc nào cũng muốn con cái ở bên.
 
Nỗi đau phải buông bỏ khi con cái lớn lên là điều mà hàng trăm triệu ông bố bà mẹ chỉ có một con ở Trung Quốc cảm nhận khi họ sống trong những ngôi nhà vắng ngắt. Với nhiều người vốn đã cống hiến cả đời cho con cái, cuộc sống của họ không còn ý nghĩa gì sau khi con cái lập gia đình ra riêng hoặc sống độc lập.
 
Một tác giả nói trong một bài bình luận trên WeChat: “Trẻ em sẽ không còn là trẻ con một ngày nào đó. Nhưng cha mẹ thì không biết cách ngừng làm cha mẹ”.
 
Giống như các bậc phụ huynh Trung Quốc trong đời thực, bà mẹ của cậu bé Bao không có cuộc sống riêng. Ngày của bà chỉ xoay hoàn toàn quanh việc nấu nướng và chăm sóc con. Khi Bao lớn lên ở phương Tây, cậu bé muốn độc lập và cảm thấy nghẹt thở vì cách bảo bọc quá đà của mẹ. 
 
Theo giáo sư Zhang Ming thuộc đại học Nhân dân Trung Quốc, mối quan hệ cha mẹ - con cái ở Trung Quốc thiếu ranh giới rõ ràng. Nói đúng hơn là cha mẹ không đối xử với con cái như với một người độc lập.
 
Tuy nhiên, sự hi sinh đơn phương và nghe lời đơn phương không phải là công thức của một mối quan hệ lành mạnh. Vì thế, như đã thể hiện trong bộ phim, Bao đã nhất quyết rời nhà theo bạn gái phương Tây, một hành động nổi loạn chống lại chính nền văn hóa Trung Quốc của Bao. Bà mẹ cảm thấy bị bỏ rơi, phản bội và tìm cách “sở hữu” con trai bằng cách cực đoan nhất.
 
Bài học về tình yêu và sự tự do 
 
Trong bộ phim, còn một vấn đề nữa mà bộ phim nhắc tới, đó là sự thiếu vắng của người cha trong cuộc sống của Bao. Đây là một vấn đề cũng gây ra sự cô đơn và gắn bó quá mức của bà mẹ với con trai.
 
Ông bố chỉ xuất hiện đúng ba lần ngắn ngủi, hai lần là cảnh ông xem TV mà không để ý tới các thành viên khác trong gia đình. Sự khắc họa hình ảnh ông bố mà hiện diện như vô hình trong câu chuyện đã khiến nhiều người Trung Quốc thấy quen thuộc. Nhiều người từng lớn lên mà hầu như chỉ biết tới mẹ vì người cha không tham gia vào cuộc sống của con cái do mải công việc.
 
Theo truyền thống, đàn ông có vợ ở Trung Quốc thường sẽ phải làm việc nuôi sống gia đình, vì thế việc chăm con cái là nhiệm vụ của vợ. Tuy nhiên, thực tế đã thay đổi khi Trung Quốc là một trong những nước có tỷ lệ phụ nữ đi làm cao nhất thế giới. Cho dù vị thế kinh tế được nâng cao nhưng phụ nữ Trung Quốc vẫn bị coi là người chăm sóc con cái duy nhất trong gia đình. Nhiều người cảm thấy họ đang nuôi con một mình mà không có chồng.
 
Theo một báo cáo năm 2017 của công ty bảo hiểm Pingan Insurance, có 55,8% gia đình Trung Quốc mà người mẹ chăm sóc con phần lớn thời gian. Chỉ 12,6% gia đình có người bố cùng chăm con và 16% cha mẹ chia sẻ thời gian chăm con như nhau.
 
Để giải quyết vấn đề mà bộ phim đặt ra, một số dân mạng nhận xét: “Bao cần là một bài học cho mọi cha mẹ Trung Quốc. Bài học về tình yêu vĩ đại và bài học để con tự do”.
 
 
Dương Thùy (theo CGTN)

Tin cùng chuyên mục

Vị thế mới của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn

Vị thế mới của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn

(PNTĐ) - Việt Nam đang nổi lên như điểm đến chiến lược của ngành bán dẫn toàn cầu, thu hút hàng loạt tập đoàn công nghệ hàng đầu từ Mỹ với loạt dự án đầu tư quy mô lớn trải dài từ sản xuất, lắp ráp, thiết kế đến đào tạo nhân lực công nghệ cao.
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pháp trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và hàng không

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Pháp trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ và hàng không

(PNTĐ) - Ngày 26/5, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) đã ký kết Ý định hợp tác (Declaration of Intent - DoI) với Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp (CNES) và Tập đoàn Airbus Defence & Space (ADS) trong lĩnh vực phát triển vệ tinh quan sát Trái đất dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các nhà lãnh đạo ký Tuyên bố "ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta"

(PNTĐ) - Chiều 26/5, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã cùng các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về “ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta” và thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045 cùng bốn chiến lược về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và kết nối.