Trẻ em chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động khủng hoảng khí hậu
Theo các nhà sinh thái học, thế hệ dưới 40 tuổi sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi lũ lụt, hỏa hoạn và các thảm họa thiên nhiên khác, nhưng thiệt hại nhiều nhất là trẻ em.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ít gây ảnh hưởng nhất đến việc biến đổi khí hậu toàn cầu là trẻ em và các nước đang phát triển lại phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động khủng hoảng khí hậu.
Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tác động khủng hoảng khí hậu.
Một đứa trẻ sinh năm 2020 sẽ phải chịu đựng trung bình 30 đợt nhiệt độ khắc nghiệt trong cuộc đời - gấp 7 lần so với thế hệ năm 1960. Ngoài ra, những đứa trẻ ngày nay sẽ phải trải qua số lần hạn hán và cháy rừng, lũ lụt và mất mùa nhiều gấp 3 lần so với những ai bây giờ đã 60 tuổi.
Kết quả thay đổi đáng kể tùy thuộc vào khu vực. Trẻ em châu Âu và Trung Á sẽ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gấp 4 lần so với ông bà, còn trẻ em từ châu Phi cận Sahara sẽ bị ảnh hưởng gấp 5,7 lần. Dự báo dựa trên thực tế là tất cả quốc gia sẽ đáp ứng các kế hoạch đã đăng ký nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide.
Giáo sư Wim Thiery của Đại học Brussels phụ trách nghiên cứu này cho rằng kết quả phân tích chứng minh tầm quan trọng của việc giảm phát thải khí nhà kính.
Nếu trái đất không nóng lên, những người dưới 40 tuổi với xác suất 0,01% có thể sẽ không phải hứng chịu nhiều thảm họa thiên nhiên như vậy. Tuy nhiên, chính những thế hệ này sẽ có thể đánh giá hiệu quả chính sách khí hậu toàn cầu dựa trên kinh nghiệm của chính bản thân họ.
MINH ANH