Ukraina nỗ lực bảo vệ di sản văn hóa trước chiến tranh

Chia sẻ

Cuộc xung đột với Nga đã gây ra thiệt hại cơ sở vật chất đáng kể, trong đó nỗi lo di sản nghệ thuật bị phá huỷ luôn hiện hữu. Các bảo tàng ở Ukraina đang chạy đua để bảo vệ di sản nghệ thuật của mình.

Lo lắng chiến sự phá huỷ di sản

Tổ chức nghệ thuật toàn cầu Getty cho biết hàng triệu tác phẩm nghệ thuật và tượng đài đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá do xung đột. Fedir Androshchuk, giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraina tại Kyiv cho biết, ông cùng hai đồng nghiệp đang làm tất cả những gì có thể nhằm bảo vệ bảo tàng khỏi bị tấn công và giữ những bức tranh cổ khỏi những tên trộm. Fedir Androshchuk lo lắng: “Không có gì bảo đảm cho việc các tác phẩm nghệ thuật thoát khỏi sự cướp bóc của những phần tử cơ hội”.

Getty cho biết bảo tàng Ivankiv, cách Kyiv khoảng 80km về hướng Bắc là nơi lưu giữ nhiều tác phẩm nghệ thuật dân gian quý giá của Ukraina đã bị tổn hại nghiêm trọng. Theo đó, các di tích đang bị đe dọa gồm nhiều công trình kiến trúc từ thời kỳ Byzantine (Đông La Mã) cho đến thời kỳ Baroque (khoảng thời gian từ 1600 đến 1750) và nhiều kỳ quan khác được UNESCO công nhận.

Bộ Ngoại giao Ukraina cũng ra thông cáo cho biết 25 tác phẩm của nghệ sĩ dân gian Maria Prymachenko được lưu giữ tại bảo tàng quốc gia đã bị thất lạc. Có 7 di sản thế giới ở Ukraina, trong đó nổi bật là Nhà thờ St. Sophia ở Kyiv, nơi lưu giữ các bức tranh khảm cùng nhiều bức hoạ độc đáo từ đầu thế kỷ 16 và Kyiv-Pechersk Lavra, một tu viện Chính giáo được thành lập vào năm 1051.

Các cửa sổ của bảo tàng nghệ thành phố Kharkov (phố lớn thứ hai của Ukraina) đã bị thổi tung, khiến 25.000 tác phẩm nghệ thuật bên trong phải chịu thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ đóng băng và tuyết trong nhiều tuần. Các nhà hát opera và ba lê của thành phố cũng chịu nhiều thiệt hại.

Hàng trăm bao cát được đặt xung quanh tượng Công tước Richelieu ở thành phố Odessa, Ukraina.Hàng trăm bao cát được đặt xung quanh tượng Công tước Richelieu ở thành phố Odessa, Ukraina.

Chung tay bảo vệ

Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Ukraina tại Kyiv, Fedir Androshchuk tiết lộ, trong khi phần lớn người dân lo lắng sơ tán cùng gia đình thì vẫn có nhiều người tình nguyện ở lại. “Họ đã tới bảo tàng và giúp đỡ chúng tôi di dời các tác phẩm nghệ thuật”, ông nói.

Cách khu vực chiến sự hơn 8.000km, tại vùng phía Tây Nam Virginia (Mỹ), một nhóm các nhà khảo cổ, sử học và các chuyên gia lập bản đồ công nghệ cao đang sử dụng hình ảnh vệ tinh hiện đại để giúp bảo vệ di sản văn hóa của Ukraina.

Nằm trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Virginia ở Martinsville (Mỹ), Phòng thí nghiệm Giám sát Di sản Văn hóa là một mạng lưới máy tính, nguồn cấp dữ liệu vệ tinh và điện thoại đại diện cho một trong những công cụ mới nhất đang được sử dụng để bảo vệ di sản nghệ thuật quốc gia bị đe dọa bởi thiên tai hoặc các sự kiện địa chính trị. Được thành lập năm ngoái với sự hợp tác của Sáng kiến ​​Cứu hộ Văn hóa của Viện Smithsonian - một tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này - phòng thí nghiệm đang biên soạn hình ảnh về các địa điểm văn hóa của Ukraina để giúp theo dõi các cuộc tấn công vào chúng. Mục đích là để nhanh chóng cảnh báo cho các quan chức ở Ukraina về thiệt hại, trong trường hợp cần thiết có thể can thiệp nhằm bảo vệ di sản khỏi sự tàn phá. Sáng kiến ​​Cứu hộ Văn hóa Smithsonian ra đời trong chiến dịch ứng phó với trận động đất năm 2010 ở Haiti, đã trở thành tổ chức đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa bằng cách đào tạo các nhân viên bảo tàng trên khắp thế giới trong việc chuẩn bị và ứng phó với khủng hoảng, đồng thời cung cấp các nguồn lực và hỗ trợ thống kê ở những nơi xảy ra xung đột như Syria, Iraq và Afghanistan. Smithsonian cũng đã thực hiện đào tạo cho nhiều nhân viên bảo tàng tại Ukraina nhằm nâng cao kỹ năng hiểu biết về lưu trữ và bảo vệ di sản.

Trên khắp Ukraina, các bảo tàng đang làm hết khả năng để bảo vệ tài sản văn hóa khổng lồ của đất nước. Người ta có thể thấy tại Kyiv, các bức tượng, cửa sổ kính màu và tượng đài đều được che chắn bằng những bao cát hay vật liệu chống mảnh đạn. Hàng loạt tranh vẽ có giá trị được đưa xuống tầng hầm. Các bảo tàng thường có boong-ke riêng và được liên kết với một mạng lưới rộng lớn hơn ở châu Âu, giúp họ lưu trữ tác phẩm nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, các phòng tranh và nghệ sĩ Ukraina độc ​​lập phải dựa vào nhau. Một trong những nỗ lực thành công nhất để bảo tồn nghệ thuật đương đại của Ukraina đang được tiến hành ở thành phố Ivano-Frankivsk phía Tây, nơi các nghệ sỹ đã chuyển đổi một quán cà phê dưới lòng đất thành một boong-ke để bảo vệ các tác phẩm nghệ thuật. Anna Potyomkina, một nghệ sỹ chia sẻ: “Hiện tại, trong giới nghệ sỹ Ukraina, không có sự tranh giành hay ghen tị, mọi tác phẩm nghệ thuật đều quý giá và chúng tôi đang làm mọi thứ có thể để không đánh mất tất cả”.

MINH ANH (Washington Post)

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.