Văn hóa làm việc 996 như địa ngục của Tiktok

QUỲNH ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) - Một số thông tin đáng kinh ngạc từ The Wall Street Journal cho chúng ta cái nhìn về những gì diễn ra đằng sau lớp vỏ bọc tại TikTok.

Các nhân viên cũ đã kể lại quá trình tăng ca diễn ra thường xuyên và những cuộc họp căng thẳng nhất thường diễn ra vào cuối tuần hoặc sau 22h.

Theo CNBC, văn hóa 996 phổ biến ở một số công ty Trung Quốc, yêu cầu nhân viên làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần, vị chi họ phải làm tổng cộng 72 tiếng mỗi tuần. Trong khi đó, tiêu chuẩn làm việc ở Anh và Mỹ là 40 tiếng/tuần, dù vẫn có nhiều nhân viên tăng ca. Thời gian làm việc hơn 48 giờ/tuần ở Anh bị xem là bất hợp pháp.

TikTok, thuộc sở hữu của ByteDance của Trung Quốc, đã từ chối bình luận khi được hỏi về văn hóa và giờ giấc làm việc của nhân viên.

Văn hóa làm việc 996 như địa ngục của Tiktok - ảnh 1
Môi trường làm việc tại Tiktok được xem là địa ngục đối với đa số nhân viên tại đây. 

 

Các nhân viên dấu tên của TikTok có trụ sở tại Los Angeles cho biết họ đã trải qua tình trạng thiếu ngủ do phải tăng ca và tham gia các cuộc họp với đồng nghiệp ở Trung Quốc. Theo WSJ, một số nhân viên cho biết họ phải dành khoảng 85 giờ mỗi tuần cho các cuộc họp và phải tăng ca để hoàn thành công việc. 

Môi trường làm việc này đã tác động đến tinh thần và sức khỏe của nhân viên Tiktok. Một số người gặp vấn đề về cân nặng, căng thẳng tinh thần đến mức phải tìm đến dịch vụ tư vấn sức khỏe. Một nữ nhân viên nói cô thậm chí không dám xin rời cuộc họp để đi vệ sinh.

Một nhân viên nam đã xin từ chức sau khi thấy tình trạng sức khỏe của bản thân có thể đe dọa đến tính mạng. Một cựu giám đốc sản phẩm cấp cao  - Melody Chu, viết trên Medium rằng: “ Tôi thường xuyên phải làm việc vào buổi tối để trao đổi công việc với nhân viên ở trụ sở Trung Quốc. Sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân đã dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, sụt cân. Tôi đã phải tìm đến liệu pháp hôn nhân để cải thiện giao tiếp giữ vợ chồng vì không thể dành thời gian cho chồng”.

Theo ghi nhận từ WSJ, một số nhân viên đã nói áp lực tại Tiktok rất lớn trong việc theo kịp các đồng nghiệp khác, đặc biệt là với các nhân viên trụ sở Trung Quốc. Một số nhân viên cho biết công ty đề cao văn hóa cạnh tranh bằng cách cho nhiều nhóm cùng làm một việc để xem ai có thể hoàn thành trước. Chiến lược này giúp đẩy mạnh năng suất nhưng lại khiến họ luôn căng thẳng, lo sợ mình sẽ thua kém đồng nghiệp. Số khác cảm thấy bực bội vì dự án của họ không bao giờ được hoàn thành.

Lucas Ou-Yang, cựu giám đốc nhóm kỹ thuật TikTok ở Mountain View, viết trên Twitter: "TikTok thu hút rất nhiều nhân tài đầu quân nhưng tỷ lệ đào thải vô cùng cao. Áp lực theo kịp các đồng nghiệp Trung Quốc và làm việc theo lịch trình của họ khiến cả 10 giám đốc sản phẩm ông biết cùng rời đi trong vòng một năm".

Tin cùng chuyên mục

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

Bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao

(PNTĐ) - Ông Phạm Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao vừa được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Đáng chú ý, ông Phạm Thanh Bình được tiến cử làm Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc với thời hạn nhiệm kỳ 5 năm thay cho ông Phạm Sao Mai.
Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

Công dân Việt Nam vẫn an toàn giữa căng thẳng Iran-Israel

(PNTĐ) - Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran tiếp tục ra thông báo khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang phức tạp giữa Israel và Iran. Đồng thời, Đại sứ Israel tại Việt Nam khẳng định, Israel cam kết bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam.