Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế

Chia sẻ

Ngày 17/11, Việt Nam đã lần thứ 5 trúng cử thành viên Hội đồng UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 với số phiếu đồng thuận rất cao. Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang chia sẻ những yếu tố giúp Việt Nam liên tục được ứng cử vào các tổ chức quốc tế trong thời gian gần đây.

Ngày 17/11, trong khuôn khổ khóa họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris (Pháp), Việt Nam đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhiệm kỳ 2021-2025.

Với số phiếu rất cao, 163/178, tương đương với 92%, đây là lần thứ năm Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO. Ông Mai Phan Dũng, Tổng thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, thuộc Bộ Ngoại giao, đồng thời là trưởng phái đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 cho biết: "Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Chấp hành thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế, là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp của Việt Nam trong quan hệ với UNESCO".

Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang.Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang.

Ông Mai Phan Dũng nhấn mạnh đây là kết quả của đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng của Việt Nam. Đồng thời là kết quả của quá trình triển khai bài bản và đồng bộ kế hoạch ứng cử trong những năm vừa qua.

Chia sẻ về kết quả đáng mừng này, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nói, UNESCO là một trong các tổ chức chuyên môn quan trọng của Liên hợp quốc, phụ trách hợp tác về giáo dục, khoa học, văn hóa và thông tin-truyền thông.

Đây đều là những lĩnh vực nền tảng gắn liền với sự phát triển quốc gia và góp phần vào gìn giữ hòa bình trong khu vực và trên thế giới. "Trở thành thành viên Hội đồng Chấp hành là cơ hội tốt để Việt Nam thể hiện “trách nhiệm kép” của Việt Nam trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia, tận dụng các ý tưởng, sáng kiến của UNESCO phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước một cách bền vững, đồng bộ và toàn diện". Đồng thời, Việt Nam sẽ có cơ hội đóng góp thực chất vào các vấn đề quốc tế mà UNESCO đang quan tâm thúc đẩy.

Phiên họp toàn thể của Hội đồng chấp hành UNESCO.Phiên họp toàn thể của Hội đồng chấp hành UNESCO.

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang thông tin, tháng 6 vừa qua, Việt Nam đã trúng cử thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa nhiệm kỳ 2021-2025.

Vào tháng 8/2021, Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Khai thác Bưu chính của Liên minh Bưu chính thế giới nhiệm kỳ 2022-2025. Sự kiện ngày 17/11 khi Việt Nam là một trong 27 nước trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025 đánh dấu lần thứ 5 Việt Nam trúng cử thành viên của tổ chức quốc tế này.

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang khẳng định: "Năm 2021 thực sự là một năm có nhiều tin vui của đối ngoại đa phương". Thời gian qua, Việt Nam đã được bầu vào nhiều vị trí quan trọng của Liên hợp quốc, ASEAN, UNESCO.

MINH ANH

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Dù sống trong thời đại công nghệ 4.0, quyền được an toàn và tôn trọng của phụ nữ vẫn đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, hàng nghìn phụ nữ đang là nạn nhân của các hình thức bạo lực tinh vi hơn, ẩn mình trong bóng tối kỹ thuật số và những môi trường tưởng chừng hào nhoáng như điện ảnh. Nhưng thay vì được bảo vệ, họ vẫn đang phải tự chiến đấu trong đơn độc.
Bệ phóng cho mỹ thuật Việt

Bệ phóng cho mỹ thuật Việt

(PNTĐ) - Trong bối cảnh nền mỹ thuật Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường nghệ thuật khu vực và thế giới, việc xuất hiện một giải thưởng có uy tín và quy mô như UOB Painting of the Year (UOB POY) không chỉ là một sân chơi sáng tạo mà còn là một cột mốc quan trọng thúc đẩy nghệ sĩ trẻ vươn tầm. Được tổ chức bởi Ngân hàng UOB (Singapore), giải thưởng này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2022 và nhanh chóng tạo dấu ấn bằng cách tìm kiếm, tôn vinh những tài năng hội họa đương đại.
Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

(PNTĐ) - Từ ngày 5-7/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu của Tổng Bí thư, đồng thời là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Kazakhstan trong vòng 13 năm và là lần đầu tiên Tổng Bí thư Việt Nam thăm Kazakhstan.