Việt Nam: Điểm dừng chân lý tưởng của người nước ngoài

Chia sẻ

83% chuyên gia nước ngoài cho rằng Việt Nam là quốc gia đáng sống và sẵn sàng ở lại, cũng như cảm thấy lạc quan về cuộc sống ở đây trong 12 tháng tới.

Bà Trish Thompson (bên phải) “tự nhận” đã dành trọn tình yêu cho Việt Nam. Ảnh: NVCCBà Trish Thompson (bên phải) “tự nhận” đã dành trọn tình yêu cho Việt Nam. Ảnh: NVCC
Không chỉ là nơi sống lý tưởng

Đó là kết quả của nghiên cứu Expat Explorer lần thứ 14, một khảo sát được ngân hàng HSBC tiến hành trên quy mô toàn cầu với sự tham gia của hơn 20.000 người đang sống và làm việc ở nước ngoài.

Khảo sát đã chỉ ra rằng nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam không có ý định chuyển đi bất kỳ nơi nào khác trong giai đoạn này.

Nguyên nhân chính khiến họ lạc quan là niềm hy vọng sớm được trở lại cuộc sống “bình thường mới” (với 75% số người tham gia khảo sát). Bên cạnh đó, 61% chuyên gia nước ngoài cảm thấy tích cực vì chất lượng cuộc sống mà họ có thể tận hưởng. Nhóm “lạc quan nhất” (chắc chắn sẽ ở lại nước sở tại – PV) chiếm 85% là các chuyên gia nước ngoài ở Đài Loan, theo sát sau đó là các chuyên gia nước ngoài ở Việt Nam, New Zealand và Úc (cùng đạt 83%).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, Việt Nam lọt top 5 nước tốt nhất để sinh sống và làm việc trong năm 2021 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Còn tính chung trên toàn thế giới, Việt Nam đứng thứ 19 - được nâng lên 3 bậc so với trước đây.

Theo Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, Tim Evans, tinh thần lạc quan đang tăng nhờ việc triển khai tiêm vắc-xin diễn ra nhanh chóng, đồng nghĩa với cuộc sống bình thường sẽ sớm quay trở lại. “Là một chuyên gia nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam, tôi không muốn chuyển đi bất cứ nơi nào khác trong giai đoạn đặc biệt hiện nay” - ông Tim Evans nhận định.

Tác giả cuốn sách The Value Compass, bà Mandeep Rai đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, những điều đặc biệt ở dân tộc, con người Việt Nam. Bà đánh giá, Việt Nam là “một đất nước tiến bộ”. Tác giả cũng đã dùng từ “kiên cường, bất khuất” hay “khả năng phục hồi” để miêu tả những điều tuyệt vời mà Việt Nam đã làm được.

Tình yêu dành cho dải đất hình chữ S

Suzanne Lecht (quốc tịch Mỹ), người sáng lập Art Vietnam Gallery - cầu nối giữa nghệ thuật đương đại Việt Nam và thế giới. Sống ở Nhật từ năm 1984 nhưng cuộc sống của bà hoàn toàn thay đổi khi lần đầu sang Việt Nam năm 1994. Suzanne Lecht đã nhanh chóng “phải lòng” văn hóa, nghệ thuật và con người Việt Nam.

Cũng giống như Suzanne Lecht, nhà văn người Canada, Jean Turcotte kể, từ khi ông bắt đầu đến TP.HCM vào năm 2011, ông đã yêu cái “tình” của con người Việt Nam. “Dù bất đồng ngôn ngữ nhưng tôi vẫn cảm nhận được sự chào đón nồng hậu của những người bạn Việt Nam. Những cuộc gặp gỡ như vậy khiến tôi có cơ hội hiểu thêm về ẩm thực và con người Việt” - Jean Turcotte cho hay.

Cuốn tiểu thuyết “Đẹp” của ông viết về Việt Nam đã khiến độc giả Pháp thay đổi cách nhìn về dải đất hình chữ S thân thương. Ông nói rằng, trước đây, các bạn Pháp của mình chỉ biết đến Việt Nam là một đất nước đã trải qua chiến tranh. Nhưng giờ đây, họ thấy được một Việt Nam không chỉ phát triển, hội nhập mạnh mẽ, mà có một nền văn hóa truyền thống giàu bản sắc, và hơn cả là sự ấm áp của tình người cùng sự mến khách dành cho bạn bè quốc tế.

Bà Trish Thompson, nhà nghiên cứu Phật giáo và thiền, đến Việt Nam lần đầu tiên năm 2005 theo lời mời của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bà “tự nhận” đã dành trọn tình yêu cho Việt Nam, bởi: “Khi nhìn vào mắt mọi người, dù là ở đâu, tôi cũng thấy được tình yêu và sự nhân hậu trong mỗi người dân Việt Nam”. Trish Thompson hiện đang điều hành một tăng đoàn lớn tại Hà Nội, nơi bà vừa giảng pháp cho người nước ngoài, vừa giúp họ hiểu thêm về văn hóa, con người cũng như Phật giáo ở Việt Nam.

Việt Nam chưa bao giờ đầu hàng trước thiên nhiên hay những thách thức về kinh tế, chính trị, xã hội, thậm chí còn thể hiện tốt cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Điều kiện càng khó khăn thì sự kiên cường và khả năng thích nghi của Việt Nam càng trở nên mạnh mẽ, cộng với sự bao dung, rộng lượng, tình yêu hòa bình, luôn hướng về những điều tốt đẹp nhất. Chính những điều này đã khiến ngày càng nhiều nhà đầu tư, người nước ngoài, khách du lịch cũng như cộng đồng quốc tế thêm yêu mến Việt Nam.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

(PNTĐ) - Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi ăn sáng, làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.