Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc công bố tên tiêu chuẩn của 64 thực thể ở Biển Đông

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam trước Đạo luật Vùng biển và Đạo luật Đường biển đối với quần đảo của Philippines và Trung Quốc công bố thông báo tên dân cư ở một phần các đảo Nam Hải gồm 64 thực thể tại Biển Đông.

“Việt Nam khẳng định nhiều lần có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử, khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Việt Nam tôn trọng quyền các quốc gia ven biển có các bộ luật của các nước về biển. Việt Nam đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển hợp pháp của Việt Nam… Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết tranh chấp theo biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 vì hòa bình ổn định hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định.

Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc công bố tên tiêu chuẩn của 64 thực thể ở Biển Đông - ảnh 1
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng

Ngày 10/11/2024, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố “Thông báo về việc công bố tên tiêu chuẩn của 64 đảo đá và rạn san hô ở Biển Đông”, khẳng định “đây là bước đi tự nhiên của chính phủ Trung Quốc nhằm tăng cường quản lý biển một cách hợp pháp và phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như thông lệ chung”.

Động thái này của Trung Quốc diễn ra chỉ đúng 2 ngày sau khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ký “Đạo luật Vùng biển và Đạo luật Đường biển đối với quần đảo của Philippines” tái khẳng định phạm vi lãnh thổ hàng hải và quyền khai thác tài nguyên của Philippines, bao gồm cả ở Biển Đông.

Khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraina

Trước thông tin về một số Đại sứ quán các nước tại Ukraina có thể đóng cửa do xung đột leo thang, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng khuyến cáo người lao động, công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Ukraina cần có phương án an toàn cho bản thân, tránh xa các thành phố, khu vực nguy hiểm.

Cộng đồng người Việt Nam tại đây cần thường xuyên theo dõi sát sao các cảnh báo của nước sở tại và Bộ Ngoại giao Việt Nam để phản ứng kịp thời. Đồng thời, giữ liên lạc thường xuyên với hội đoàn người Việt Nam tại Ukraina. Công dân có thể liên hệ hotline về công tác bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraina trong trường hợp cần trợ giúp.

“Bộ ngoại giao cũng khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraina trừ trường hợp cần thiết”, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nêu rõ.

Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay T-6C cho không quân Việt Nam

Bình luận về việc Hoa Kỳ bàn giao 5 máy bay huấn luyện T-6C cho không quân Việt Nam, bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh:

“Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ như Biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng giữa hai nước năm 2011, Tuyên bố chung về hợp tác quốc phòng 2024, ngày 20/11 vừa qua, Việt Nam đã tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ. Hoạt động hợp tác này nằm trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ đang phát triển rất tốt đẹp, đóng góp ổn định, hoà bình trong khu vực và trên thế giới”.

 

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng, làm việc với hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng, làm việc với hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

(PNTĐ) - Sáng 4/12, tại thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng-làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren, ông Fujimoto Masayoshi và ông Ueno Shingo, chủ trì.