Việt Nam lọt Top các nước xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới

MINH THƯ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép hàng năm của Việt Nam khoảng 20 tỷ USD, lọt top các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới.

Trung Quốc, Việt Nam và Ý đã trở thành những nhà sản xuất giày dép hàng đầu của thế giới vào cuối năm ngoái. Tổng khối lượng xuất khẩu của ba nước chiếm hơn một nửa thị trường giày dép thế giới, theo dữ liệu từ UN Comtrade (Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc - cơ sở dữ liệu lớn nhất thế giới về thương mại quốc tế, bao phủ trên 90% thương mại thế giới của 200 quốc gia) và số liệu thống kê của từng quốc gia.

Theo số liệu thống kê hiện có, tổng khối lượng xuất khẩu giày dép hàng năm trên thế giới lên tới hơn 154 tỷ USD. Trung Quốc bán được nhiều giày nhất - 53 tỷ USD. Tiếp theo là Việt Nam với kim ngạch 20 tỷ USD và Ý với gần 15 tỷ USD. Như vậy, 3 quốc gia này chiếm hơn một nửa nguồn cung giày dép của thế giới.

Việt Nam lọt Top các nước xuất khẩu giày dép hàng đầu thế giới - ảnh 1
Tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép hàng năm Việt Nam lên tới khoảng 20 tỷ USD

Đức và Indonesia lọt vào top 5 - khối lượng xuất khẩu của họ lần lượt lên tới hơn 11 và 6 tỷ USD. Đồng thời, Top 5 này không thay đổi trong 9 năm, ngoại trừ năm 2019, khi Indonesia bị Pháp soán ngôi vị trí thứ 5.

Ngoài ra, trong Top-10 các nước cung cấp giày hàng đầu thế giới còn có Pháp với kim ngạch xuất khẩu 6 tỷ USD, Hà Lan với 5 tỷ USD, Tây Ban Nha với 3,8 tỷ USD, Ba Lan với 3,4 tỷ USD và Ấn Độ với 2,5 tỷ USD. Đồng thời, Hồng Kông và Bỉ đã ra khỏi Top-10 trong hai năm.

Trong nhóm 20 nước xuất khẩu giày hàng đầu thế giới còn có Bồ Đào Nha (2,1 tỷ USD), Hồng Kông (2 tỷ USD), Mỹ (1,4 tỷ USD), Campuchia (1,37 tỷ USD), Romania (1,35 tỷ USD), Thổ Nhĩ Kỳ (1,27 tỷ USD) , Brazil (1,26 tỷ USD), Áo (1,26 tỷ USD), Cộng hòa Séc (1,2 tỷ USD) và Slovakia (1,1 tỷ USD).

Nga và Belarus không nằm trong số các nhà xuất khẩu giày chính, nhưng khối lượng cung cấp của họ khá đáng chú ý trong năm 2021. Như vậy, Nga đã xuất khẩu giày trị giá gần 254 triệu USD và Belarus - 229 triệu USD. Tuy nhiên, không có dữ liệu trong hai năm qua vì các quốc gia đã ngừng công bố dữ liệu.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là cam kết nhất quán của Việt Nam

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là cam kết nhất quán của Việt Nam

(PNTĐ) - Ngày 3/7, Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2025 với chủ đề: “Phụ nữ: Khôi phục giá trị trong thời đại số” đã khai mạc tại thủ đô Berlin, CHLB Đức. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc hội nghị.
AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

AI có thể “tống tiền”, dọa tiết lộ đời tư

(PNTĐ) - Trong bối cảnh cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng gia tăng tốc độ, một làn sóng lo ngại mới đang xuất hiện trong giới công nghệ: các hệ thống AI tiên tiến nhất hiện nay bắt đầu thể hiện hành vi lừa dối, thao túng, thậm chí đe dọa chính những người tạo ra chúng.
Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

Giáo hoàng Leo XIV mong muốn sớm thăm Việt Nam

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Cộng hòa Italia, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có buổi chào xã giao Giáo hoàng Leo XIV tại Tòa thánh Vatican. Tại cuộc gặp, Giáo hoàng cho biết dù mới đảm nhiệm cương vị lãnh đạo Tòa thánh chưa lâu nhưng ông đã được thông tin đầy đủ về tiến triển tích cực trong quan hệ giữa hai bên thời gian qua.
Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

Giá bất động sản tăng cao, người Nhật chuyển sang mua nhà “có ma“

(PNTĐ) - Tại Nhật Bản, những ngôi nhà từng xảy ra án mạng, tự tử hoặc những cái chết cô độc, không ai phát hiện trong thời gian dài, thường được gọi là “jiko bukken”, hay còn được hiểu là “bất động sản không may mắn”. Trước đây, loại bất động sản này gần như không có người hỏi mua hoặc thuê do bị xem là mang điềm gở. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường bất động sản ngày càng căng thẳng, xu hướng này đang dần thay đổi.