Việt Nam: Nhân tố thúc đẩy hòa bình, duy trì an ninh quốc tế

Chia sẻ

Việt Nam sẽ tham gia tích cực và sâu rộng trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cả về địa bàn hoạt động và hình thức đơn vị tham gia.

Tỷ lệ nữ chiến sỹ Việt Nam tham gia các phái bộ LHQ tại CH Trung Phi và Nam Sudan đạt 20,6%, cao hơn mức 16,5% của năm ngoái và cao hơn nhiều so với mục tiêu của Liên hợp quốc đến năm 2028.

Vai trò ngày càng tăng của Việt Nam trong gìn giữ hòa bình thế giới
Đại sứ Phạm Hải Anh, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, đã tham dự buổi thảo luận chung của Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4) của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 76 đã diễn ra vào ngày 25/10 (giờ New York).

Tại đây, Đại sứ Phạm Hải Anh đã phát biểu về các vấn đề gìn giữ hòa bình, phi thực dân hóa, hoạt động của hoạt động của Cơ quan Cứu trợ và hành động Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine ở khu vực Cận Đông (UNRWA), bom mìn, và hợp tác quốc tế về sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ tuyên dương các tập thể và cá nhân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ tuyên dương các tập thể và cá nhân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. (Ảnh: Hoàng Thống Nhất)

Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh: “Hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tiếp tục là một trong những công cụ quan trọng của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và kêu gọi Liên hợp quốc cùng các nước tăng cường quan tâm đối với việc bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng gìn giữ hòa bình, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong triển khai hoạt động, xác định rõ ràng sứ mệnh và bảo đảm nguồn lực dành cho các phái bộ”.

Đồng thời, Đại sứ cũng cập nhật về những hoạt động, đóng góp mới nhất của Việt Nam tại các phái bộ Liên hợp quốc ở Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, trong đó có tỷ lệ nữ chiến sỹ đạt mức 20,6%, cao hơn mức 16,5% của năm ngoái và cao hơn nhiều so với mục tiêu của Liên hợp quốc đến năm 2028.

Đại sứ khẳng định: “Việt Nam sẽ tham gia tích cực và sâu rộng trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cả về địa bàn hoạt động và hình thức đơn vị tham gia”.

Liên quan đến vấn đề bom mìn, Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh tiếp tục là nguy cơ đối với dân thường tại hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam đồng thời cảm ơn sự đóng góp và hỗ trợ của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ trong nỗ lực giảm thiểu rủi ro và giải quyết hậu quả của bom mìn.Bài học kinh nghiệm của Việt Nam về giải pháp ở cấp độ quốc gia được Đại sứ Phạm Hải Anh chia sẻ với bạn bè quốc tế.

Các sĩ quan, cán bộ và nhân viên Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 (BVDC 2.3) lên đường thực hiện nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại Nam Sudan.Các sĩ quan, cán bộ và nhân viên Bệnh viện Dã chiến cấp 2 số 3 (BVDC 2.3) lên đường thực hiện nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ) tại Nam Sudan.

Đại sứ kêu gọi các nước hợp tác, giải quyết các thách thức trong quá trình triển khai các hoạt động bom mìn theo các khuyến nghị liên quan của Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an, cũng như Tuyên bố Chủ tịch Hội đồng Bảo an do Việt Nam đề xuất thông qua vào tháng 4/2021 liên quan đến giải quyết hậu quả bom mìn.

“Lập trường của Việt Nam ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy việc sử dụng hòa bình khoảng không vũ trụ, kêu gọi các quốc gia kiềm chế không để xảy ra chạy đua vũ trang trong vũ trụ, đồng thời chia sẻ mong muốn của Việt Nam trao đổi, tăng cường hợp tác với cộng đồng quốc tế về khoa học công nghệ vũ trụ, bảo đảm an ninh, an toàn không gian vũ trụ nhằm phục vụ phát triển bền vững cho tất cả mọi người”, Đại sứ Phạm Hải Anh cũng khẳng định.

Ủy ban Chính trị đặc biệt và Phi thực dân hóa (Ủy ban 4) là một trong 6 Ủy ban chính của Đại hội đồng Liên hợp quốc, có nhiệm vụ xem xét một số vấn đề chính trị đặc biệt và gìn giữ hòa bình.

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, Ủy ban có phần thảo luận chung từ 19/10-08/11/2021 để bàn về các đề mục trong chương trình thảo luận thường niên, tập trung vào nhiều lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, phái bộ chính trị đặc biệt, phi thực dân hóa, hợp tác quốc tế về sử dụng khoảng không vũ trụ hòa bình, ảnh hưởng của phóng xạ hạt nhân, hoạt động của Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine ở Cận Đông, Báo cáo của Ủy ban đặc biệt điều tra về các hành vi của Israel gây ảnh hưởng đến quyền của người Palestine và người Arab ở các vũng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Dự kiến tham gia phát biểu tại phiên thảo luận có trên 130 nước thành viên Liên hợp quốc.

NGỌC LINH

 

Tin cùng chuyên mục

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

Báo cáo nhân quyền của Hoa Kỳ nhận định không khách quan về Việt Nam

(PNTĐ) - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 22/4 mặc dù đã phản ánh các thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng rất tiếc vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế của Việt Nam.
Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

Tăng cường hợp tác ASEAN trong lĩnh vực thông tin truyền thông

(PNTĐ) - Để công chúng hiểu rõ hơn về ASEAN, các cơ quan báo chí Việt Nam cần có những tác phẩm báo chí phân tích, nhận định chuyên sâu hơn về các cơ hội cũng như thách thức và thành tựu mà khối ASEAN đã đạt được. Đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.