Việt Nam ủng hộ thỏa thuận toàn cầu nhằm giải quyết ô nhiễm nhựa

Chia sẻ

Đến nay, đã có hơn 3/4 số quốc gia thành viên Liên hợp quốc ủng hộ việc xây dựng một hiệp ước về ô nhiễm nhựa đại dương, trong đó có Việt Nam.Dự kiến tháng 2/2022, kỳ họp thứ 5 của Hội đồng Môi trường Liên hợp quốc (UNEA) sẽ đưa ra Bản thảo Nghị quyết về việc thành lập Ủy ban đàm phán liên quốc gia, để bắt đầu tiến trình đàm phán hiệp ước toàn cầu.

Đông đảo quốc gia nhất trí về sự cần thiết của hiệp ước

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố đầu tháng 8/2021, tình trạng rác thải nhựa, trong đó có rác thải nhựa đại dương đang là vấn đề nóng trên toàn cầu, được xem là thách thức môi trường lớn thứ hai thế giới sau biến đổi khí hậu, đặc biệt tại các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ước tính hơn 80% chất thải nhựa đại dương hàng năm có nguồn gốc từ đất liền, trong đó đóng góp chính là rác thải nhựa có kích thước lớn, bao gồm các vật dụng hàng ngày như: vỏ chai, đồ uống và các loại bao bì đóng gói, bên cạnh đó là vi nhựa. Phần còn lại là nhựa được xả trực tiếp trên biển, trong đó chủ yếu từ hoạt động khai thác thủy sản, ví dụ ngư cụ bị thất lạc hoặc thải bỏ… Cần phải làm gì để không có những “bãi rác ngầm dưới biển” là một câu hỏi đang được nhiều người quan tâm.

Góp phần giải quyết vấn đề này, từ năm 2014 đến nay, UNEA đã tổ chức 4 phiên họp, thông qua các nghị quyết công nhận sự cần thiết phải ngăn chặn thải bỏ rác nhựa và hạt vi nhựa ra đại dương. Theo tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), nếu tiến trình đàm phán tại kỳ họp thứ 5 của UNEA suôn sẻ, các chuyên gia kỳ vọng đến tháng 2/2023, tại Kỳ họp thứ 6, sẽ có Bản thảo Hiệp ước được trình bày. Sau đó, Hiệp ước có thể tiếp tục được chính sửa và thảo luận, hoặc được thông qua bằng Nghị quyết của UNEA để đến năm 2024 được ký kết.

Rác thải nhựa đang “tấn công” và gây ô nhiễm nặng nề trên nhiều bãi biển. Nguồn: GAIARác thải nhựa đang “tấn công” và gây ô nhiễm nặng nề trên nhiều bãi biển. Nguồn: GAIA

Đây là lần đầu tiên có đông đảo các quốc gia cùng nhất trí về sự cấp bách phải tiến hành đàm phán để hình thành một hiệp ước mới về ô nhiễm nhựa trên toàn cầu. Thỏa thuận sẽ hướng đến việc giảm thiểu toàn diện rác thải nhựa đại dương bằng cách đưa ra các biện pháp chính sách, kỹ thuật trong toàn bộ quá trình sản xuất, tiêu thụ, thải bỏ nhựa, đồng thời có chế độ báo cáo chặt chẽ; thiết kế, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nhựa một cách bền vững theo chuỗi giá trị của nhựa; quản lý bền vững theo mô hình 3R (giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế).

Việt Nam nỗ lực đóng góp vào giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa

Tham gia vào phát triển Hiệp ước toàn cầu của Liên hợp quốc về ô nhiễm nhựa, từ tháng 5/2020 Việt Nam đã tham gia hội thảo cấp vùng về “Giải quyết ô nhiễm nhựa tại châu Á: Các thành tố tiềm năng cho một thoả thuận toàn cầu”, do WWF tổ chức; nộp kiến nghị các giải pháp tiềm năng để giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương; tham gia các hội thoại song phương và đa phương với chính phủ các nước, thảo luận giải pháp tối ưu và khám phá những cơ chế tiềm năng, nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong giải quyết ô nhiễm nhựa đại dương.

Cuối tháng 5/2021, Việt Nam cùng đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế, tập đoàn đa quốc gia tham dự phiên họp trù bị đầu tiên cho Hội nghị Bộ trưởng, thảo luận các vấn đề liên quan đến mục tiêu, cơ chế báo cáo và thu thập dữ liệu, hướng tiếp cận về luật định liên quan vấn đề rác thải nhựa. Trong quá trình đàm phán, Việt Nam khẳng định ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi cách tiếp cận, giải pháp ở quy mô toàn cầu, nhưng phải phù hợp với các ưu tiên của khu vực ASEAN và Việt Nam.

Trước đó, với vai trò là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã nỗ lực đóng góp tích cực vào giải quyết ô nhiễm nhựa, rác thải đại dương, tăng cường sự hiểu biết, ủng hộ và hỗ trợ hình thành thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Quán triệt tinh thần “Việt Nam - thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc”, Việt Nam sẵn sàng tham gia thảo luận cùng các nước xây dựng một thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, vì một đại dương xanh, hành tinh xanh, hòa bình, ổn định và thịnh vượng.

Để minh chứng cho cam kết của mình trong việc ủng hộ xây dựng thỏa thuận toàn cầu, tháng 8/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1407/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Có thể thấy cùng với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam đang quyết tâm đẩy lùi vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa nói chung và rác thải nhựa đại dương nói riêng.

Những quyết tâm đó được thể hiện rõ nhất tại Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”.

TUẤN ANH

Tin cùng chuyên mục

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

(PNTĐ) - Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại Brazil

(PNTĐ) - Sáng 9/7, sau gần 24 giờ bay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil từ ngày 4/7 theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

Tự hào Việt phục: Một hành trình văn hóa xuyên thời gian trên đất nước xứ sương mù

(PNTĐ) - Giữa nhịp sống sôi động và hiện đại của thủ đô London, Vương quốc Anh hình ảnh đoàn người Việt Nam trong những bộ Việt phục truyền thống qua các thời kỳ lịch sử – từ áo viên lĩnh, giao lĩnh, áo tấc, nhật bình , ngũ thân, áo dài, áo yếm, cho đến những thiết kế cách tân tinh tế – đã tạo nên một khoảnh khắc thực sự đẹp đẽ và xúc động.
Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

Lào sẽ cử lực lượng tham gia diễu binh 2/9 ở Việt Nam

(PNTĐ) - Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, nhân dịp tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có buổi ăn sáng, làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn và Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.