Ngăn chặn lối “giao tiếp đồi trụy” trong môi trường giáo dục

Chia sẻ

“Em đó ngon quá, tao với mày dụ nó đi”, “Ê tao với mày cá cược tao dụ được nó thì mày bao chầu nhậu?"… Đây là những câu nói mà chúng mình - những học sinh được nghe trong chính những lớp học hiện nay.

Những câu nói ấy có thể châm ngòi cho những suy nghĩ lệch lạc của một số học sinh cấp 3, thậm chí cả cấp 2, khiến cho trường học - môi trường giáo dục vốn lành mạnh, lại len lỏi đâu đó những suy nghĩ vô cùng thiếu văn minh, gây ảnh hưởng đến tập thể chung. Tại sao trong lứa tuổi học sinh, một vài bạn lại có suy nghĩ và lời nói như vậy? Chúng mình nghĩ nguyên nhân đầu tiên là ở chính các bạn ấy.

Do đang ở lứa tuổi thích khám phá, hay tò mò... nhiều học sinh tự mình tìm hiểu về các vấn đề nhạy cảm và tiếp xúc với các nguồn thông tin sai lệch. Trong khi ở độ tuổi này, các bạn chưa có cái nhìn chín chắn về vấn đề tình dục và giới tính khiến suy nghĩ bị ảnh hưởng xấu. Chúng mình còn cảm thấy rằng, các chương trình liên quan đến giáo dục giới tính, các cuộc thi, hội thảo về vấn đề này chưa thật sự phổ biến và được mọi người quan tâm. Thậm chí, ở nhiều trường cũng không có các hoạt động này hoặc chưa được quan tâm đúng mức cần thiết.

Các thành viên của dự án đang họp nhóm online để đảm bảo hoạt động của dự án vẫn được triển khai thông suốt trong bối cảnh dịch Covid-19Các thành viên của dự án đang họp nhóm online để đảm bảo hoạt động của dự án vẫn được triển khai thông suốt trong bối cảnh dịch Covid-19

Từ đó có thể thấy, những suy nghĩ lệch lạc về giới tính, tình dục không chỉ đến từ học sinh, mà còn từ nhiều nguyên nhân khác nữa. Khi thời đại công nghệ thông tin 4.0 phát triển như vũ bão, không khó để những văn hóa phẩm đồi trụy tiếp cận đến những độ tuổi nhỏ. Những trang web đen tràn lan và đầy rẫy thu hút sự tò mò của bất kỳ đứa trẻ nào. Trong khi đó việc thiếu sự giám sát của phụ huynh trước thông tin dành cho con cái mình lại lỏng lẻo. Không chỉ dừng lại ở đó, việc sử dụng những ngôn từ bình phẩm như vậy có thể đến từ chính các bậc phụ huynh.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chuyện này cứ tiếp diễn? Liệu có những biện pháp nào ngoài biện pháp đến từ chính các bậc phụ huynh hoặc nhà nước?

Hiểu được vấn đề đó cũng như đang là một thế hệ mà người khác thường hay nói bằng cái tên gen Z, chúng em là một nhóm học sinh lớp 12AB1 tại trường Wellspring Hà Nội đã thành lập ra dự án Be A Rainbow với mục đích đem lại một khái niệm mới về vấn đề xâm hại tình dục và bạo lực gia đình tại Việt Nam trên mạng xã hội. Tên của dự án được lấy cảm hứng từ câu nói “Be A Rainbow in someone else’s cloud” có nghĩa rằng dù các nạn nhân đã xảy ra biết bao nhiêu chuyện đáng buồn trong quá khứ, khi đến với Be A Rainbow Project, các bạn sẽ trở nên vui vẻ và tràn đầy niềm vui tích cực hơn. Đến nay, chỉ sau gần 3 tháng đi vào hoạt động, page đã có 1.500 lượt thích, hơn 200 người tham gia, gần 20 câu chuyện được các nạn nhân chia sẻ thông qua phần form ẩn danh.

Dự án của chúng em đang góp phần tạo nên một môi trường sống văn minh cho các bạn trẻ. Chúng em cũng rất vui vì trong khoảng thời gian vừa rồi, dự án đã gây được sự chú ý tới các bậc cha mẹ, đặc biệt là tòa soạn báo Phụ nữ Thủ đô và một số tờ báo khác. Trong thời gian sắp tới, dự kiến dự án sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động trên địa bàn toàn quốc và tổ chức thêm nhiều sự kiện lớn hơn nữa. Mục tiêu của dự án là dành sự quan tâm đặc biệt đến các nạn nhân bị xâm hại tình dục là trẻ em gái và tổ chức hội thảo xây dựng kỹ năng tự tin và bảo vệ bản thân.

Bằng việc tích cực tuyên truyền ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các diễn đàn trên mạng xã hội, dự án Be A Rainbow đã dần dần tạo nên độ phủ sóng và mức độ tin cậy đối với các bạn trẻ. Mỗi người trong dự án đều có chung một niềm mơ ước và hy vọng rằng các bạn, các em sẽ học cách tôn trọng cơ thể người khác, học cách thông cảm, thấu hiểu nỗi đau với những nạn nhân bị xâm hại tình dục. Vì tất cả điều trên, dự án còn có một niềm hy vọng cha mẹ có thể quan tâm, chú ý đến con cái nhiều hơn, đặc biệt là các bạn đang trong giai đoạn dậy thì và thay đổi nạn bạo lực gia đình tại Việt Nam. Những điều nhỏ nhoi đó sẽ góp phần xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em và để góp phần tạo nên một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Nhóm Be a Rainbow Project

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.