Phụ nữ năng làm việc nhà giảm 62% nguy cơ tử vong vì tim mạch, đột quỵ

Chia sẻ

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thường xuyên rửa bát, dọn dẹp nhà cửa và nấu ăn… có trái tim khỏe mạnh hơn những người chỉ ngồi một chỗ và làm việc nhẹ nhàng.

Vận động 4 giờ/ngày giảm 2/3 nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ

Các nhà khoa học tại đại học California đã theo dõi 5.500 phụ nữ được yêu cầu đeo các thiết bị theo dõi chuyển động trong một tuần. Kết quả cho thấy những phụ nữ thực hiện ít nhất 4 giờ vận động trong cuộc sống hàng ngày giảm gần 2/3 nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ. Vận động chỉ là những hoạt động thường ngày đơn giản, bao gồm nấu ăn, làm việc nhà, làm vườn và thậm chí là tắm dưới vòi hoa sen.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ nhanh, rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch. Nhưng nghiên cứu mới đây trên tạp chí Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy các hoạt động ít đòi hỏi vận động thể thao hơn cũng có thể giúp phụ nữ khỏe mạnh và có khả năng sống lâu hơn.

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn nhất cho phụ nữ ở Anh, giết chết khoảng 24.000 người mỗi năm, tức khoảng 66 người/ngày. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ ở Mỹ, gây ra 1/5 số ca tử vong được ghi nhận vào năm 2015. Từ đây, các nhà khoa học đã đo hoạt động thể chất của gần 5.500 phụ nữ trong độ tuổi từ 63-97 không mắc bệnh tim khi bắt đầu nghiên cứu.

Những người tham gia đeo máy đo gia tốc trong tối đa 7 ngày từ tháng 5/2012 đến tháng 4/2014 để đo loại hoạt động thể chất và mức độ hoạt động thể chất của họ. Các nhà nghiên cứu sau đó đã theo dõi những phụ nữ này cho đến cuối tháng 2/2020, thời điểm đó có 616 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch, 268 người mắc bệnh mạch vành, 253 người bị đột quỵ và 331 người chết vì bệnh tim mạch.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Phân tích dữ liệu, các chuyên gia phát hiện ra rằng những phụ nữ thực hiện ít nhất 4 giờ “vận động hàng ngày” có nguy cơ tử vong do tim mạch thấp hơn 62% so với những người vận động ít hơn 2 giờ. Những phụ nữ thực hiện nhiều hoạt động này hơn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 43% nói chung, và đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh mạch vành thấp hơn 43% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 30%.

Bệnh tim mạch là một thuật ngữ chung để chỉ nhiều tình trạng ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu, thường là do sự tích tụ chất béo trong động mạch. Quá trình bao gồm các tình trạng như bệnh tim mạch vành có thể dẫn đến đau tim và các trường hợp cấp cứu y tế như đột quỵ do nguồn cung máu đến não bị tắc nghẽn.

Vận động dù nhỏ cũng có ý nghĩa

Tiến sĩ Steve Nguyễn, tác giả của nghiên cứu cho biết, kết quả cho thấy sự khác biệt dù chỉ vận động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Ông cho hay: “Nghiên cứu chứng minh rằng tất cả các hoạt động vận động đều nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật. “Dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm đứng 1 chân và ngồi trên không… đều giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch”- Giáo sư Andrea LaCroix, một chuyên gia về dịch tễ học và một tác giả khác của nghiên cứu cho biết. Vì vậy việc khuyến khích người lớn tuổi tham gia vào hình thức hoạt động thể chất nhẹ nhàng hơn này rất có lợi cho sức khỏe.

NGUYỄN HƯNG (Theo Healthline)

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.