Tờ tiền giả

TUỆ MẪN (Sưu tầm)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ở phía Nam của một thị trấn nọ có một chợ bán thực phẩm rất lớn. Trong chợ này có một cửa hàng bán cá tươi rất nổi tiếng và phát đạt, khách đến mua hàng thường phải xếp hàng dài để mua bởi vì cá mà họ bán rất tươi và ngon. Ông chủ của cửa hàng này còn có một chuỗi các chi nhánh bán cá ở những nơi khác.

Ông chủ là một người đàn ông 50 tuổi. Trong một lần được nói chuyện cùng ông, ông đã nói rằng: “Trước đây, việc kinh doanh của tôi chỉ đủ để nuôi gia đình thôi, có được sự chuyển biến nhiều như thế này là do may mắn một lần tôi đã gặp được một người khách.”

Ông kể cho chúng tôi một câu chuyện: Vào một ngày cách đây đã 5 năm, có một cậu bé chừng 7-8 tuổi tới chợ để mua thức ăn. Cậu bé này đã đi tới cửa hàng bán cá của tôi rồi ngập ngừng nói: “Bác ơi, bác bán cho cháu hai con cá chim với ạ!”.

Tôi nhìn thoáng qua cậu bé, rồi bắt hai con cá chim lên bán cho cậu ấy. Cậu bé cầm cá rồi cho tay vào túi quần móc tiền, mãi mới lấy ra được 100 nghìn đồng.

Tờ tiền giả - ảnh 1
Ảnh minh họa

Tôi nói: “Là tiền lì xì của cháu hả? Chắc là không nỡ tiêu đây phải không?”

Hai má cậu bé đỏ ửng lên. Tôi nói: “Của cháu hết 36 nghìn!” Sau đó tôi nhận tiền của cậu bé và lấy 64 đồng tiền lẻ trả lại cho cậu. Cậu bé nhận tiền xong, chào tôi rồi vội vã đi ngay.

Không ngờ sang ngày hôm sau, cậu bé ấy lại tới, rồi bất chợt ngập ngừng nói: “Bác ơi! Mẹ của cháu hôm nay đi bệnh viện rồi…”. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu bé ấy.

Cậu bé lại nói tiếp: “Mẹ của cháu lại bị bệnh rồi, hôm nay mẹ cháu phải đến viện để mổ. Hôm qua, cháu đã mua cho mẹ cháu cá chim mà mẹ cháu thích ăn nhất, có khả năng mẹ cháu sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội để ăn nữa rồi”. Cậu bé vừa nói vừa chảy nước mắt nhưng lại cố trấn tĩnh và nói tiếp: “Nhưng mà, mẹ cháu sau khi ăn cá chim xong đã nói với cháu một câu: “Vì tham lam một chút lợi nhỏ mà vứt bỏ nhân cách của mình thì không đáng đâu con ạ!”.

Cậu ấy nói xong liền đút tay vào túi và móc ra một tờ tiền 100 nghìn mới tinh rồi hai tay đưa cho tôi và nói với vẻ xấu hổ: “Bác ơi! Cháu xin lỗi bác! Hôm qua cháu đã dùng tờ tiền 100 nghìn giả để trả bác, đây mới là tiền thật ạ!”.

Đến lúc này thì tôi thực sự kinh ngạc bởi vì không ngờ sự việc lại là như vậy. Hôm qua khi cậu bé trả tiền cá cho tôi, tôi cũng nhận luôn mà không hề xem xét tiền thật hay giả vì nhìn bề ngoài chất phác của cậu bé ấy thì ai cũng sẽ tin tưởng.

Cậu bé vẫn với vẻ mặt tràn đầy xấu hổ nói tiếp: “Cháu cảm ơn bác ạ! Tờ tiền giả 100 nghìn hôm qua là tiền mà mẹ cháu bán hàng thu được. Mẹ cháu đã cất nó ở ngăn kéo. Vì mẹ cháu bị bệnh nên đã phải tiêu hết tiền. Cháu vì muốn tiết kiệm 100 nghìn cho mẹ cháu nên đã lấy trộm nó ở ngăn kéo đi mua cá. Cháu cảm ơn bác đã không trách mắng cháu ạ!”.

Tôi nghe xong mà lặng cả người, cảm thấy có gì đó nghẹn lại. Một lát sau tôi mới tới ngăn kéo cửa hàng tìm được tờ tiền đó và trả lại cho cậu bé. Cậu ấy sau khi nhận tiền xong đã cúi người xuống nhận và rời đi.

Tôi đứng nhìn bóng lưng cậu bé đi càng lúc càng xa mà vẫn không thể phục hồi được tinh thần. Cuối cùng, đến giờ thu dọn quán, tôi đã thừa lúc mọi người không để ý mà chỉnh lại toàn bộ số cân để cân cá mà tôi đã chỉnh nhằm ăn gian mỗi khi cân bán cá cho mọi người.

Về sau, mẹ của cậu bé ấy đã mất vì bệnh nặng không thể chữa trị được, cậu bé cũng trở về quê học tập. Tôi cũng từ đó không được gặp lại cậu bé ấy lần nào. Nhưng mỗi lần nhớ đến cậu bé và người mẹ mà tôi chưa từng gặp ấy lại khiến hai má tôi đỏ ửng lên và trong lòng thật khó tả…

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tưởng chung mà hóa... riêng

Tưởng chung mà hóa... riêng

(PNTĐ) - Có những tài sản, khoản nợ hình thành trong hôn nhân, được biết bởi cả hai vợ chồng nhưng lại không phải là tài sản và nợ chung. Vì vậy, quyền sở hữu tài sản hay trách nhiệm trả nợ lại chỉ thuộc 1 trong 2 bên.
Một ngày hai lần làm giỗ cha...

Một ngày hai lần làm giỗ cha...

(PNTĐ) - Cứ đến ngày giỗ ông Thành là đám con cháu, họ hàng thân tộc nhà ông lại nhộn nhịp vào ra ăn cỗ hết nhà con trai trưởng đến nhà con trai thứ. Cỗ nhà nào cũng to, khách mời không kém nhau một người. Ai ăn cỗ nhà anh con trưởng mà không vào ăn cỗ ở nhà con trai thứ hoặc ngược lại thì thế nào ngày mai cũng… to chuyện.
Đàn bà, con gái biết gì

Đàn bà, con gái biết gì

(PNTĐ) - Câu nói cửa miệng của anh với vợ thường là: “Đàn bà con gái biết gì mà tham gia”, “Đàn bà con gái chỉ làm hỏng việc”... Đến nỗi, nhiều khi anh nói với vợ trong sự vô thức như một thói quen...
Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

Tri ân những con người góp phần làm nên lịch sử

(PNTĐ) - Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa, thiết thực thăm hỏi, tri ân các các nữ thương binh, vợ liệt sỹ gia đình có công, san sẻ khó khăn với phụ nữ... Các hoạt động đã góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, đồng thời khơi dậy khát vọng cùng góp sức xây dựng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.