Ăn sao cho đúng
ĐSGĐ-Mỗi loại thực phẩm sẽ cần được một loại enzyme và một môi trường tiêu hóa khác nhau điều tiết, việc kết hợp thực phẩm sai cách đôi khi “hủy hoại” những lợi ích của thực phẩm đó.
Những nhóm thực phẩm tương thích, hợp với nhau có nghĩa là những loại thực phẩm cần được cùng một loại enzyme trong dạ dày điều tiết và tiêu hóa. Trong dịch vị của dạ dày có rất nhiều loại enzyme khác nhau, dạ dày sẽ điều khiển và “cử” nhóm enzyme nào thích hợp với từng loại thức ăn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Ví như để hấp thụ sữa từ cơ thể bạn thu nạp vào thì cần môi trường kiềm để trung hòa nó trong môi trường dạ dày, tuy nhiên nếu ăn thịt cùng thời điểm uống sữa thì sẽ gây cản trở quá trình tiêu hóa vì để hấp thụ thịt thì cần môi trường axit của dạ dày thực hiện nhiệm vụ này.
![]() |
Ảnh minh họa |
Vậy nên thực chất việc tìm chọn những thực phẩm cùng nhóm, hợp “gu” trong chế độ ăn uống sẽ giúp cho bạn tránh được nguy cơ bị chứng đầy bụng, khó tiêu hay gặp phải những rắc rối liên quan đến dạ dày, từ đó là cơ sở để cơ thể bạn hấp thu được tối đa những chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Trái lại ăn kết hợp những nhóm thực phẩm “ghét” nhau sẽ khiến bạn phải đương đầu với những rắc rối với dạ dày và quá trình tiêu hóa thậm chí nguy hiểm hơn nó còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn.
Kết hợp thực phẩm hài hòa trong chế độ ăn uống không chỉ phụ thuộc vào yếu tố “danh tính” của loại thực phẩm đó thuộc nhóm nào mà còn lệ thuộc vào khoảng thời gian bạn thu nạp chúng gần nhau, xa nhau hay bạn sẽ ăn cùng lúc những loại thực phẩm đó.
Mẹo kết hợp thực phẩm đúng cách
Ngược lại trái cây có thể “chung sống” hài hòa với sữa chua và các loại các loại hạt hay những chế phẩm từ sữa khác có chứa chất béo protein như bơ, pho mát, kem.
Tuy nhiên có một số loại trái cây là trường hợp ngoại lệ không nên ăn vào lúc đói bụng đó là cà chua, chuối, cam, quýt, hồng, mía, vải.
Ăn thực phẩm giàu protein với thực phẩm không có tinh bột: Để hấp thụ những thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, cá, thịt lợn và trứng thì dạ dày cần phải điều tiết ra axit hydrochloric và enzyme pepsin để “nghiền nát” thực phẩm. Trong khi đó những loại rau, củ giàu tinh bột như khoai tây lại cần loại enzyme không cùng nhóm mang tên ptyalin và môi trường kiềm để tiêu hóa. Đây chính là lý do vì sao thực phẩm giàu protein (giàu đạm) không nên “kết bạn” với những thực phẩm giàu tinh bột khác.
![]() |
Ảnh minh họa |
Những thực phẩm không chứa tinh bột sẽ được “khai thác” triệt để công dụng trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm. Chính vì thế nó có thể ăn cùng với thực phẩm giàu protein, tinh dầu, bơ, ngũ cốc, rau nhiều tinh bột, chanh, hoặc có thể ngâm trộn cùng nước chanh, hạt các loại (vừng, lạc, óc chó, hạt điều, hạt lanh…).
Sữa và các chế phẩm của sữa “yêu” những loại thực phẩm như salat, bánh mỳ, mỳ ý: Không chỉ có tác dụng kích thích vị giác mà khi dùng chung những thực phẩm này còn giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng.
Thực phẩm giàu chất béo thực vật có lợi nên “tìm đến” với nhóm thực phẩm có chất béo tương tự, trái cây giàu axit hoặc những loại rau có lá màu xanh sẫm: sẽ đem lại những lợi ích sức khỏe nói chung, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và đẩy nhanh quá trình giảm cân.
Đỗ Lưu Hoàng