Người mắc bệnh tiểu đường có nên sinh con?

Chia sẻ

PNTĐ-Tôi năm nay 32 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cách đây 2 năm. Vì mới kết hôn, vợ chồng tôi rất mong có con. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Tôi năm nay 32 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường cách đây 2 năm. Vì mới kết hôn, vợ chồng tôi rất mong có con. Tuy nhiên, tôi cũng lo ngại về ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe thai nhi. Mong bác sĩ tư vấn giúp, liệu tôi có nên mang thai trong giai đoạn này?
 
Lê Thu Hà (Ba Vì, Hà Nội)
 
Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là một loại bệnh về nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu, khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao. Bệnh có hai dạng: tiểu đường type 1 và type 2. Đây là một trong số các bệnh phổ biến hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy thận…
 
Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đều có thể mang thai. Tuy nhiên, khi người bị bệnh tiểu đường mang thai, bệnh đều có ảnh hưởng tới mẹ và con. Đối với thai phụ, có thể tăng nặng thêm bệnh tiểu đường, biến đổi bệnh lý ở thị võng mạc, nguy cơ cảm nhiễm sản khoa cao; tỉ lệ sinh phải can thiệp nhiều hơn (mổ sinh, chịu các thủ thuật do sinh khó). Đối với thai nhi, thai nhi của các bà mẹ này có tỷ lệ tử vong chu sinh cao; thai có thể bị dị tật; sơ sinh khi sinh ra cũng dễ bị tiểu đường; tâm thần kinh của trẻ thường chậm phát triển… Bởi vậy, phụ nữ có bệnh trên 20 năm, người bệnh quá 35 hoặc đang có mức đường máu cao không ổn định thì không nên mang thai.
 
Theo những gì bạn chia sẻ (bị bệnh tiểu đường cách đây 2 năm), bạn vẫn có thể mang thai, sinh con bình thường. Nhưng trước khi dự định có con, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để tham vấn với bác sĩ chuyên khoa nội tiết; đảm bảo ổn định đường máu tốt những tháng trước khi mang thai và 3 tháng đầu mang thai để sức khỏe thai nhi, thai phụ an toàn. Đồng thời, khi mang thai, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa; theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.
 
Con bạn sẽ vẫn khỏe mạnh bình thường, nếu bạn kiểm soát tốt đường huyết trong lúc mang thai. Tuy nhiên, bé vẫn có nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai, nên bạn cần hết sức cẩn trọng.
 
BS Nông Thúy Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

Cơ hội vàng cho giấc mơ tìm con yêu

(PNTĐ) - Được gọi hai tiếng "con yêu" là quyền thiêng liêng và khát khao chính đáng của mỗi cặp vợ chồng. Nhưng với nhiều gia đình, hành trình ấy không hề dễ dàng vì phải đối mặt với những khó khăn từ rào cản sức khỏe đến gánh nặng kinh tế.
Co thắt âm đạo: Nỗi khổ thầm kín của phụ nữ trong hôn nhân

Co thắt âm đạo: Nỗi khổ thầm kín của phụ nữ trong hôn nhân

(PNTĐ) - Trung tâm Y học Giới tính Hà Nội thông tin, trong 1 tháng qua đã tiếp nhận 7 cặp vợ chồng đến thăm khám do tình trạng không thể làm “chuyện ấy” trong nhiều năm. Nguyên nhân là do người vợ xuất hiện cảm giác đau ngay khi bắt đầu quan hệ. Thậm chí, có trường hợp chỉ cần nghĩ đến chuyện gần gũi với chồng là bắt đầu cảm thấy sợ hãi và ám ảnh.
10 năm liên tiếp được tôn vinh vì sức khỏe cộng đồng

10 năm liên tiếp được tôn vinh vì sức khỏe cộng đồng

(PNTĐ) - Giải thưởng “Sản Phẩm Vàng Vì Sức Khỏe Cộng Đồng” được tổ chức nhằm tôn vinh các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe được thị trường đón nhận mạnh mẽ và khuyến khích việc cải thiện chất lượng, an toàn và tính hiệu quả của các sản phẩm này trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng.
12 ứng viên xuất sắc truyền cảm hứng sống lành mạnh

12 ứng viên xuất sắc truyền cảm hứng sống lành mạnh

(PNTĐ) - Vừa qua, Lễ Trao Giải Cuộc Thi “Tôi Khỏe Đẹp Hơn 2024” do báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y Tế tổ chức đã vinh danh 12 ứng viên xuất sắc nhất của cuộc thi, những cá nhân góp phần khuyến khích cộng đồng thực hành thói quen ăn uống lành mạnh kết hợp với tập luyện thường xuyên thông qua những câu chuyện truyền cảm hứng của chính mình.