10 dấu ấn nhiệm kỳ 2016 – 2021

Chia sẻ

Là đơn vị có tổng số hội viên phụ nữ lớn nhất cả nước, nhiệm kỳ 2016-2021, Hội LHPN TP Hà Nội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sáng tạo trong triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua, ba cuộc vận động, hai khâu đột phá cùng các nhiệm vụ trọng tâm, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển.

Tổ chức Hội thể hiện rõ vai trò trong tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của Thủ đô, đóng góp vào sự phát triển chung của phong trào phụ nữ cả nước.

Đồng chí Nguyễn Thị Hoà - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tặng Cờ đơn vị xuất sắc cho Hội LHPN Hà Nội               Ảnh: Nguyễn ThựcĐồng chí Nguyễn Thị Hoà - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tặng Cờ đơn vị xuất sắc cho Hội LHPN Hà Nội Ảnh: Nguyễn Thực

1 Triển khai có hiệu quả các đợt thi đua, hành động thiết thực vì phụ nữ và trẻ em

Nhiệm kỳ qua, phong trào thi đua “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc” được triển khai sâu rộng gắn với phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” và được cụ thể hóa phù hợp với phụ nữ trong các ngành, lĩnh vực. Nội dung thi đua gắn với thực tế công việc và cuộc sống đã hỗ trợ, động viên, khuyến khích phụ nữ ở các ngành nghề, lĩnh vực phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, làm tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc. Lực lượng nữ trí thức, nữ cán bộ, công chức, viên chức - lao động nắm bắt nhanh tri thức mới, ứng dụng khoa học công nghệ tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. Nữ chiến sĩ lực lượng vũ trang kiên cường dũng cảm, thầm lặng góp sức vì sự bình yên của Thủ đô. Nữ văn nghệ sĩ, huấn luyện viên, vận động viên nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thể thao của Thủ đô. Phụ nữ nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế nông nghiệp, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Nữ doanh nhân thích ứng nhanh với xu thế hội nhập, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Phụ nữ các tôn giáo sống “tốt đời đẹp đạo”, lan tỏa tinh thần bác ái, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Phụ nữ các dân tộc thiểu số tích cực giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…

Đặc biệt, công tác thi đua khen thưởng có nhiều đổi mới, việc nhân rộng điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo được chú trọng. Các đợt thi đua cao điểm chào mừng các sự kiện chính trị quan trọng và ngày lễ lớn của đất nước, của Thủ đô và của Hội được hội viên, phụ nữ sôi nổi hưởng ứng. Từ các phong trào thi đua đã có hàng nghìn công trình, phần việc được các cấp Hội thực hiện có hiệu quả như xây, sửa mái ấm tình thương, tặng sổ tiết kiệm, tặng học bổng, cải tạo xây dựng sân chơi, điểm sinh hoạt cộng đồng... trị giá hàng chục tỷ đồng chăm lo thiết thực cho phụ nữ - trẻ em.

2 Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thống, rèn luyện phẩm chất đạo đức, văn hóa ứng xử của phụ nữ Thủ đô

Các hoạt động giáo dục truyền thống được đổi mới về hình thức và nội dung gắn với tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và tổ chức Hội. Các hoạt động rèn luyện phẩm chất đạo đức được gắn kết với việc thực hiện Chỉ thị 05 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cuộc vận động rèn luyện phẩm chất phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” và xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn minh. Thành Hội phát động cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” gắn với thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của TP. Nhiều mô hình hiệu quả, cách làm hay, người tốt - việc tốt được nhân rộng, góp phần lan tỏa nét đẹp riêng có của phụ nữ thủ đô Hà Nội. Trong nhiệm kỳ, có 822.045 hội viên phụ nữ đạt chuẩn mực phụ nữ Thủ đô “Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch” (tỉ lệ 92%).

3 Thiết thực hỗ trợ phụ nữ xây dựng Gia đình văn minh, hạnh phúc, 5 không - 3 sạch, môi trường sống an toàn

Nhiệm kỳ qua, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” cùng các chương trình, đề án của Hội LHPN Hà Nội đều hướng tới hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc gắn với thực hiện chủ đề “Năm An toàn cho phụ nữ và trẻ em”; Tập trung vào việc hỗ trợ phụ nữ các kiến thức, kỹ năng chăm sóc, nuôi dạy con, kỹ năng ứng xử trong gia đình, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội từ gia đình, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống bạo lực và xâm hại phụ nữ, trẻ em; Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, hỗ trợ chị em các điều kiện tổ chức tốt cuộc sống gia đình. Thực hiện thí điểm một số mô hình xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em như “Làng quê an toàn”, “Sân chơi an toàn”, “Nhóm phụ nữ khuyết tật tự lực”. Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã giúp đỡ thêm 21.895 gia đình hội viên đạt gia đình 5 không - 3 sạch (vượt 155% so với chỉ tiêu nhiệm kỳ đề ra).

Các đồng chí: Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng các điển hình tiên tiến tại chương trình giao lưu “Tiếp lửa truyền thống phong trào Ba đảm đang phụ nữ Thủ đô thi đua làm theo lời Bác” giai đoạn 2015-2020 (tháng 6/2020)        Ảnh: P.VCác đồng chí: Hà Thị Nga - Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội tặng hoa chúc mừng các điển hình tiên tiến tại chương trình giao lưu “Tiếp lửa truyền thống phong trào Ba đảm đang phụ nữ Thủ đô thi đua làm theo lời Bác” giai đoạn 2015-2020 (tháng 6/2020) Ảnh: P.V

4 Chủ động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, sáng tạo khởi nghiệp, tham gia xây dựng nông thôn mới

Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế được đẩy mạnh, tập trung vào việc giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ thoát nghèo, giúp hộ cận nghèo nâng cao mức sống; Vận động phụ nữ mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Đề án “Hỗ trợ phụ nữ Thủ đô khởi nghiệp” được triển khai sâu rộng đã thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của phụ nữ, tạo điều kiện để hội viên tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng, 1.750 phụ nữ được hỗ trợ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp; Phối hợp đào tạo nghề ngắn hạn và kết nối của các cấp Hội đã tạo việc làm cho 92.600 lao động, trong đó có 73% lao động nữ (vượt 123% chỉ tiêu nghị quyết). Nguồn vốn do các cấp Hội tín chấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng gần 7.000 tỷ đồng (tăng hơn 4.048 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước), giúp cho hàng trăm nghìn lượt phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Đặc biệt, nhiều ý tưởng sáng tạo của phụ nữ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã được hỗ trợ hiện thực hóa, đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, bền vững.

5 Phát huy tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước”; thực hiện hiệu quả chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”

Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã kịp thời hỗ trợ hội viên, phụ nữ các tỉnh/thành khi có khó khăn, hoạn nạn, bão lũ, thiên tai, dịch bệnh với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng; Tích cực ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”; Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; Quỹ “Vì người nghèo”; Quỹ “Phòng, chống dịch Covid-19’; Quỹ “Vắc-xin phòng, chống Covid-19” với tổng kinh phí gần 65 tỷ đồng. Làm tốt công tác hậu phương quân đội thông qua việc nhận phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, đỡ đầu con liệt sĩ; Thăm hỏi các đơn vị kết nghĩa, người có công, gia đình chính sách… trị giá trên 8 tỷ đồng; Thăm hỏi, trợ cấp khó khăn đột xuất phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá trên 17 tỷ đồng. Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã xây dựng 619 Mái ấm tình thương, 81 nhà tình nghĩa trị giá hơn 23 tỷ. Tổ chức đám cưới tập thể “Giấc mơ có thật” cho 157 cặp đôi là người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 6,2 tỷ đồng.

Thực hiện chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Hội LHPN Việt Nam phát động, các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đồng hành cùng phụ nữ 4 xã biên giới của 2 tỉnh Điện Biên và Kon Tum. Từ năm 2018 đến nay, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã hỗ trợ xây 16 Mái ấm tình thương, 40 nhà tiêu hợp vệ sinh, tặng vốn sinh kế cho 140 hội viên, tặng 40 xe đạp cho trẻ em, đỡ đầu thường xuyên 10 học sinh nghèo vượt khó trong chương trình “Nâng bước em tới trường”, tặng hàng trăm suất quà cho phụ nữ và trẻ em nghèo, xây dựng mới 1 điểm trường mầm non, tặng trang thiết bị cơ sở vật chất các điểm trường khó khăn, tập huấn kiến thức cho hội viên phụ nữ, phối hợp tổ chức chương trình Tết ấm biên cương… với tổng trị giá 2,2 tỷ đồng.

Đồng chí Trần Thị Phương Hoa - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tặng bức ảnh lưu niệm cho Lữ đoàn 126 tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2008-2018 và ký kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2018-2023 (tháng 12/2018)           Ảnh: P.VĐồng chí Trần Thị Phương Hoa - Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội tặng bức ảnh lưu niệm cho Lữ đoàn 126 tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2008-2018 và ký kết chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2018-2023 (tháng 12/2018) Ảnh: P.V

6 Chủ động tham gia bảo vệ môi trường, phòng chống dịch Covid-19

Các cấp Hội đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ, hội viên phụ nữ tham gia bảo vệ môi trường bằng những hoạt động, mô hình thiết thực như “Biến điểm rác thành vườn hoa phụ nữ tự quản”, “Hoa trong phố”, “Sạch đồng ruộng”, “Phụ nữ nói không với bếp than tổ ong”, “Chống rác thải nhựa”...  Trong nhiệm kỳ, các cấp Hội đã có 9.128 đoạn đường phụ nữ tự quản, trong đó có 2.868 đoạn đường/tuyến phố nở hoa; Đảm nhận 764 điểm sinh hoạt cộng đồng xanh - sạch - đẹp - an toàn, góp phần thay đổi diện mạo đô thị ngày càng văn minh, xanh, sạch, đẹp.

Các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ Hà Nội lần thứ XV đề ra đã hoàn thành, trong đó 4/6 nhóm chỉ tiêu vượt mứcsớm so với kế hoạch. Hội LHPN Hà Nội là đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua của Trung ương Hội và TP Hà Nội. Nhiều tập thể, cá nhân được của các cấp Hội vinh dự được Nhà nước, Chính phủ, Trung ương Hội và cấp, ngành biểu dương khen thưởng. Tiêu biểu là:05 tập thể, 04 cá nhân được tặng Huân chương Lao động các hạng; 04 tập thể, 04 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Hội LHPN thành phố nhận cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2017. Bên cạnh đó, có 15 phụ nữ được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”; 6 tập thể nữ,5 cá nhân nhận giải thưởng “Phụ nữ Việt Nam”;58 Phụ nữ đạt danh hiệu “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu”; 163 chiến sỹ thi đua TP; 26.432 Cán bộ Hội phụ nữ cơ sở giỏi.

Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, các cấp Hội đã tích cực, triển khai tốt công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ và gia đình tham gia phòng chống dịch; Chủ động khai thác nguồn lực xã hội hóa, hỗ trợ trang thiết bị y tế, nhu yếu phẩm cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch và hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, nữ lao động nhập cư bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Tham gia trong các tổ phòng chống Covid-19 tại cộng đồng, thành lập các tổ - nhóm hỗ trợ đắc lực về hậu cần cho lực lượng tuyến đầu và các chốt trực; Nhiều tổ, nhóm phụ nữ may khẩu trang, làm kính chống giọt bắn được thành lập. Hội viên phụ nữ toàn TP đã chung tay tiêu thụ hàng ngàn tấn nông sản cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi dịch. Các hoạt động của Hội đã ghi dấu ấn riêng về ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên đối với cộng đồng, lan tỏa nét đẹp tận tâm, nhân ái của phụ nữ Thủ đô.

7 Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

Công tác giám sát được Hội LHPN Hà Nội triển khai bài bản, cụ thể, mỗi năm giám sát 4-6 nội dung, tập trung vào các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới và an sinh xã hội; Kiến nghị đề xuất nhiều giải pháp được các cơ quan chức năng tiếp thu trong triển khai chính sách, pháp luật đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, phụ nữ trên địa bàn. Các cấp Hội Phụ nữ Hà Nội đã tích cực phát huy trí tuệ, tham gia đóng góp ý kiến phản biện các dự thảo luật pháp, chính sách dự kiến trình Quốc hội trước mỗi kỳ họp, các chương trình, đề án của TP, các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của HĐND, UBND cùng cấp có liên quan đến bình đẳng giới, phụ nữ, tổ chức Hội và các vấn đề an sinh xã hội khác. Trung bình mỗi năm cấp TP tham gia đóng góp ý kiến phản biện từ 8 - 12 dự thảo văn bản; Các quận/huyện tham gia đóng góp ý kiến từ 2-7 dự thảo văn bản. 

Việc phối hợp tham mưu thực hiện hoạt động đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với cán bộ, hội viên, phụ nữ đã góp phần thực hiện quy chế dân chủ, tạo sự đồng thuận trong xã hội, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội (thứ 4, từ phải sang) tặng quà các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại chốt trực phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội   Ảnh: HPNĐồng chí Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội (thứ 4, từ phải sang) tặng quà các chiến sĩ làm nhiệm vụ tại chốt trực phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội Ảnh: HPN

8 Nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động Hội, đội ngũ cán bộ Hội hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả

Thực hiện phương châm “Ở đâu có phụ nữ, ở đó có hoạt động Hội”, các cấp Hội đã tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tập trung hướng về cơ sở, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và nguyện vọng của phụ nữ. Các mô hình tập hợp, phát triển hội viên được chú trọng, nhất là tại địa bàn khó khăn, các nhóm phụ nữ đặc thù như nữ thanh niên, nữ lao động nhập cư, phụ nữ cao tuổi, phụ nữ tôn giáo, phụ nữ khu chung cư cao tầng... Nhiệm kỳ qua, toàn TP đã phát triển 67.692 hội viên (vượt chỉ tiêu Trung ương Hội giao hàng năm), nâng tổng số hội viên do Hội quản lý lên gần 900.000 hội viên.


9 Ứng dụng công nghệ  thông tin góp phần thực hiện cải cách hành chính
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ Hội, cải tiến lề lối, phương pháp làm việc được đẩy mạnh; Tăng cường đưa cán bộ chuyên trách đi thực tế tại cơ sở; Ngày càng nhiều cán bộ Hội trưởng thành, được phân công và bố trí sắp xếp ở vị trí cao hơn. Các cơ sở Hội và đội ngũ cán bộ Hội cơ sở được tập trung sắp xếp lại, củng cố, kiện toàn theo Đề án 06 và Đề án 21 của Thành ủy Hà Nội đảm bảo sự đồng bộ, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị tại khu dân cư.

Trước nhu cầu thông tin ngày càng cao của phụ nữ, đặc biệt để ứng phó linh hoạt diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, kịp thời vận động phụ nữ thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Thủ đô, đất nước, các cấp Hội phụ nữ TP đã chủ động đổi mới hình thức tuyên truyền, khai thác ưu thế của mạng xã hội để kết nối với hội viên và phụ nữ; Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành hoạt động Hội. Cùng với các ấn phẩm của báo Phụ nữ Thủ đô; Trang website và fanpage của Hội LHPN Hà Nội được củng cố, đổi mới về nội dung và giao diện, trở thành kênh tuyên truyền hiệu quả, nhanh chóng đưa thông tin chính thống từ tổ chức Hội đến với hội viên, trở thành địa chỉ tin cậy để hàng ngàn trang facebook và zalo từ chi, tổ Hội chia sẻ đến phụ nữ và cộng đồng. Nhiều cuộc thi được triển khai trên trang fanpage, webiste và các ấn phẩm của tổ chức Hội thu hút hàng trăm nghìn lượt hội viên, phụ nữ tham gia; Lan toả nhiều mô hình, cách làm hay, điển hình người tốt - việc tốt của cơ sở Hội và hội viên. 

 10 Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại nhân dân, chủ động khai thác các nguồn lực hỗ trợ phụ nữ và hoạt động Hội

Hoạt động đối ngoại nhân dân được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hội nhập quốc tế. Hội LHPN Hà Nội tổ chức đón tiếp nhiều đoàn khách quốc tế từ nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đến trao đổi kinh nghiệm hoạt động Hội, kinh nghiệm về hoạt động bình đẳng giới, góp phần quảng bá giới thiệu hình ảnh phụ nữ Việt Nam và Thủ đô ra thế giới. Hội duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống với phụ nữ Thủ đô Viêng Chăn - Lào; Hoàn thành tốt vai trò trách nhiệm là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia TP Hà Nội.

Các cấp Hội đã chủ động khai thác, hợp tác thực hiện 11 đề án, dự án, chương trình phối hợp hỗ trợ cho sự phát triển của phụ nữ trong lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, đào tạo nghề, khởi nghiệp, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em, bảo vệ môi trường... trị giá 23 tỷ 340 triệu đồng góp phần quan trọng hỗ trợ tổ chức Hội chăm lo tốt hơn cho phụ nữ trên địa bàn, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động của Hội.

HẠNH LÊ

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn; gắn với kỷ niệm ngày thành lập MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 15, ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2024 trên địa bàn thành phố.