25 năm xứng danh Thành phố vì hòa bình

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Từ ngày 16/7/1999, Hà Nội là thành phố Châu Á đầu tiên được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. 25 năm qua, Hà Nội đã có nhiều thay đổi tích cực, toàn diện, trở thành điểm đến an toàn, thân thiện và ngày càng được bạn bè thế giới yêu thích.

Năm 2024, tròn  25 năm, Hà Nội nhận danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Thành phố đã có nhiều thay đổi tích cực, toàn diện, trở thành điểm đến “an toàn - thân thiện” và ngày càng được bạn bè thế giới yêu thích.

25 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và người dân Thủ đô không ngừng nỗ lực xây dựng Hà Nội trở thành một thành phố năng động, hiện đại, phát huy vị thế của Thủ đô ngàn năm văn hiến, trở thành một trung tâm kết nối các giá trị toàn cầu, điểm đến an toàn, thân thiện.

 25 năm xứng danh Thành phố vì hòa bình - ảnh 1
Giáo viên và học sinh Thủ đô Hà Nội dâng hương tưởng niệm tại Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Việt Trung

Giáo sư (GS), Tiến sĩ (TS), Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và phát triển Thủ đô cho rằng: Từ ngàn năm qua, Thăng Long-Hà Nội phải oằn mình chống lại các cuộc chiến tranh của giặc ngoại xâm. Đã có biết bao xương máu của thế hệ cha anh đổ xuống với mong muốn “tắt muôn đời chiến tranh” cho người dân đất Việt, để đến ngày nay, Hà Nội xứng đáng là "Thành phố vì hòa bình".

 25 năm xứng danh Thành phố vì hòa bình - ảnh 2
Một góc Hà Nội.

Cái tên “vì hòa bình” rất hay và ý nghĩa. Cụm từ này là kết tinh bao xương máu của nhiều thế hệ người dân Việt Nam. Bởi trên thế giới, rất ít thành phố hay thủ đô nào phải chịu đựng chiến tranh tàn khốc, ghê gớm như Hà Nội. Nhưng Hà Nội luôn kiên cường, bất khuất “vùng đứng lên”.

Bên cạnh đó, những tiêu chí khác được UNESCO đánh giá như sự bình đẳng trong cộng đồng, xây dựng đô thị, gìn giữ môi trường sống, thúc đẩy văn hóa, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ... thêm khẳng định giá trị toàn diện của Hà Nội-Thành phố vì hòa bình-nơi lắng hồn núi sông ngàn năm.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc

Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc

(PNTĐ) -  Sáng 15/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí, hành động trong toàn Đảng bộ; làm cơ sở để cụ thể hóa vào chương trình, kế hoạch công tác của từng cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng thời gian tới.
Sửa đổi Hiến pháp để đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai

Sửa đổi Hiến pháp để đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai

(PNTĐ) -Trong bất kỳ quốc gia nào, Hiến pháp không chỉ là đạo luật cơ bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, mà còn là biểu tượng của ý chí nhân dân, là định hướng chiến lược cho sự phát triển lâu dài và bền vững của đất nước. Mỗi lần sửa đổi Hiến pháp là một lần toàn dân tộc cùng nhìn lại chặng đường đã qua, đánh giá thực tiễn và định hình tầm nhìn tương lai. Với tư cách là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại một trường trung học phổ thông ngoại thành Hà Nội lại là một đảng viên, tôi coi việc góp ý cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là một trách nhiệm chính trị, một bổn phận công dân và cũng là một sự trăn trở của người làm giáo dục.