75.000 tỷ đồng đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 28/7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyếtĐại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết

Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Chương trình được triển khai trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo với tổng nguồn vốn cho cả chương trình là 75.000 tỷ đồng.

Nghị quyết cho phép thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia ở cấp Trung ương và ở địa phương, bảo đảm hạn chế sự chồng chéo, chồng lấn giữa 3 Chương trình và giao Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo ở Trung ương do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì CTMTQG giảm nghèo bền vững; giao Chính phủ có cơ chế lồng ghép chính sách, tích hợp nguồn lực giữa các CTMTQG, bảo đảm hiệu quả nguồn lực đầu tư; giao Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách bảo đảm không chồng chéo, trùng lặp và không bỏ sót về phạm vi, đối tượng, nội dung hỗ trợ với các CTMTQG khác trên cùng địa bàn.

 Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo; hộ nghèo là gia đình có công với cách mạng.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giao mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn xã Trung Giã

Hội LHPN Hà Nội: Bàn giao mái ấm tình thương cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn xã Trung Giã

(PNTĐ) - Sáng 9/7, Hội LHPN Hà Nội phối hợp với Hội LHPN xã Trung Giã tổ chức bàn giao mái ấm tình thương cho gia đình chị Trần Thị Nhất, là hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Lương Đình, xã Trung Giã, TP Hà Nội. Đây là một trong những công trình phần việc ý nghĩa đầu tiên của Hội LHPN Hà Nội thực hiện ngay sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động.
Hà Nội sẽ tổ chức thí điểm mô hình khu thương mại ẩm thực theo tiêu chuẩn của khu vực

Hà Nội sẽ tổ chức thí điểm mô hình khu thương mại ẩm thực theo tiêu chuẩn của khu vực

(PNTĐ) - Ngày 9/7, tại kỳ họp thứ 25, làm rõ thêm nội dung các đại biểu HĐND TP quan tâm liên quan đến bảo đảm an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh: Việc HĐND Thành phố lựa chọn chuyên đề chất vấn về đảm an toàn thực phẩm (ATTP) đã thể hiện trách nhiệm, quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị và cử tri, nhân dân Thủ đô trong việc bảo đảm ATTP trên địa bàn.