8 hành vi vi phạm về lĩnh vực văn hóa sẽ bị phạt hành chính

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 21/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo nghị quyết của HĐND thành phố quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Đồng chí Đàm Văn Huân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị.

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật, đồng thời là trunng tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Những năm gần đây, tốc độ phát triển đô thị của Hà Nội được đẩy mạnh, đặc biệt là những khu vực ngoại thành. Mật độ dân số tăng nhanh kéo theo nhiều loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu của người dân, đặc biệt là dịch vụ văn hóa, giải trí phát triển mạnh mẽ, tiềm ẩn phát sinh các vi phạm, mất an ninh trật tự. Hà Nội là nơi thu hút đông đảo lượng khách trong nước và quốc tế đến tham quan, là môi trường thuận lợi phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ văn hóa, trong đó có kinh doanh karaoke, nhà hàng ăn uống có sử dụng nhạc, để đáp ứng nhu cầu thư giãn, giải trí cho du khách. Trước tình hình trên, để đảm bảo tính răn đe trong việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Thủ đô năm 2012, HĐND thành phố đã ban hành Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 về việc quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa. Theo đó, Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND đã tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

8 hành vi vi phạm về lĩnh vực văn hóa sẽ bị phạt hành chính - ảnh 1
Đồng chí Đàm Văn Huân, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị

 

Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014 của HĐND thành phố, một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã thay đổi, hết hiệu lực; việc áp dụng gấp 2 lần mức phạt mới chỉ áp dụng ở 12 quận nội thành vì vậy, cùng một hành vi vi phạm, tuy nhiên lại có mức phạt khác nhau tại cá địa bàn cùng thành phố…

Vì vậy, việc ban hành nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa tại nội thành thành phố Hà Nội theo Nghị định số 38/2021/NĐ – CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (thay thế Nghị quyết số 08/2014/NQ-HĐND ngày 11/7/2014) là cần thiết và phù hợp với thực tế.

Dự thảo của Nghị quyết đề ra các mức phạt của 8 hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa như: Vi phạm quy định về lưu chiểu, lư trữ, nhân bản, tang trữ phim phạt tiền thừ 50-60 triệu đồng; vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật, cuộc thi, liên hoan các loại hình nghệ thuật biểu diễn. Theo đó phạt tiền từ 50-60 triệu đồng đối với hành vi biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phủ nhận thành tích cách mạng, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo…; vi phạm quy định về thi người đẹp, người mẫu. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định cuộc thi, người đẹp, người mẫu thuộc phạm vi quỷ lý nội bộ cơ quan, tổ chức…

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp vào dự thảo nghi quyết. Thiếu tướng Bạch Thành Định, Nguyên Phó Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội - Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn công tác tôn giáo của Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành, mức phạt cần dựa vào thực tế thu nhập của người dân. Ví dụ, 8 năm trước thu nhập của người dân thế nào, mức phạt và 8 năm sau mức thu nhập có thể tăng 2-3 lần, vì vậy mức phạt cũng phải được tăng theo như vậy. Thứ nữa cần làm rõ đối tượng người thường vì phạm là ai, mức thu nhập thế nào để có mức phạt phù hợp. Khi làm dự thảo cần có khảo sát vấn đề thu nhập, dựa vào điều kiện thực tế. "Người thu nhập bằng con kiến, nhưng phạt giá trị bằng con bò thì không thể trở thành hiện thực", ông ví von

Ông Đinh Hạnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn kinh tế cho rằng, các vi phạm trong lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua có tính phức tạp và nặng hơn, mức phat hiện tại còn nhẹ. Nếu cố định mức phạt sẽ không có tính răn đe, cứng nhắc. Ông đề xuất, nên điều chỉnh mức phạt theo sự trượt giá của thị trường, nên chia ra các lĩnh vực có tính chất vi phạm nặng nề, phức tạp hơn thì phạt cao hơn,  từ nhẹ đến nặng, để có tính răn đe, không thể tính mức phạt bình quân

Ông Phạm Ngọc Thảo, nguyên PCT ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ - pháp luật cho rằng, cùng môt hành vi nhưngcó những nhận thức khác nhau, đề nghị ngành văn hóa, chính quyền, thành phố thống nhất làm rõ một số hành vi vi phạm; nâng cao trình độ năng lực các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định, phê duyệt, cấp phép; tăng cường thanh tra, kiên quyết xử phạt vi phạm

Nhà thơ Trần Đăng Khoa băn khoăn rằng xử phạt mức như vậy liệu có nặng không? Ông cho rằng nên có mức xử phạt cụ thể, tránh những tiêu cực, không nên có mức “từ bao nhiêu đến bao nhiêu”.

Ông Nguyễn Chí Mỳ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn văn hóa xã hội nhấn mạnh: Dự thảo nghị quyết tương đối đầy đủ, tuy nhiên ông cho rằng vấn đề thiếu hiện nay cần nêu vai trò của văn hóa, chính điều này nên phải có xử phạt hành vi vi phảm để đảm bảo đời sống văn hóa của người dân. Đảng ta đã nêu luận điểm đưa văn hóa ngang hàng với kinh tế, để khẳng định vai trò của văn hóa. Nếu Hà Nội văn hóa mà không đi đầu sẽ không còn Thủ đô. Vì vậy, sự cần thiết ban hành nghị quyết cần nhấn vào vai trò của văn hóa đối với Thăng Long – Hà Nội.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đàm Văn Huân ghi nhận những ý kiến sát sao, tâm huyết của các đại biểu nhằm xây dựng nghị quyết có tính khả thi. Thành phố sẽ căn  cứ quy định rà soát, chỉnh sửa để hoàn thiện Dự thảo.

Tin cùng chuyên mục

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và các ngày lễ lớn; gắn với kỷ niệm ngày thành lập MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú...
Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

Bổ sung danh mục năm 2024 với 217 dự án thu hồi đất

(PNTĐ) - Tại Kỳ họp thứ 15, ngày 29/3, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ năm 2024 trên địa bàn thành phố.