Bảo đảm chất lượng với thời gian ngắn nhất

Chia sẻ

Sáng 20/10, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Kỳ họp được tiến hành theo 2 đợt, tập trung vào các nội dung: Xem xét, thông qua 2 dự án luật; Cho ý kiến 5 dự án luật; Xem xét thông qua Nghị quyết về Định hướng công tác lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Xem xét, đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội.

Cụ thể, kỳ họp sẽ được tổ chức theo phương thức họp trực tuyến kết hợp với họp tập trung tại Nhà Quốc hội và chia thành 2 đợt (Đợt 1, họp trực tuyến từ ngày 20-30/10/2021; Đợt 2, họp tập trung từ ngày 8-13/11/2021); Đồng thời cũng dự phòng phương án họp trực tuyến cả kỳ nếu dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Trong bối cảnh hiện nay cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp rất trông chờ vào các quyết sách của Quốc hội, do đó, Quốc hội làm việc liên tục cả ngày thứ 7 và Chủ nhật, với phương châm tiết kiệm triệt để thời gian, sẵn sàng làm ngoài giờ, làm thêm vào buổi tối, đảm bảo chất lượng phiên họp cao nhất với thời gian ngắn nhất.

Đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026.Đại biểu Quốc hội nhấn nút biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026. (Ảnh: Quốc hội)

Trước đó, tại phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, trong kỳ họp này sẽ thay đổi một số vấn đề cơ bản: Thảo luận trực tuyến, biểu quyết trực tuyến, chia tổ thảo luận… Bên cạnh hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, kỳ họp cần tăng cường tổ chức các phiên giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Việc lựa chọn vấn đề chất vấn phải trọng tâm trọng điểm, là vấn đề được cử tri cả nước quan tâm…

Về các nội dung quan trọng tại kỳ họp, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét thông qua 2 dự án luật: Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. 5 dự án luật dự kiến được xem xét, cho ý kiến gồm: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, Quốc hội sẽ xem xét, đánh giá các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác như: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022; Xem xét Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Xem xét, quyết định Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Xem xét, quyết định quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021-2025; Xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các báo cáo của Chính phủ về: Công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2021.

Xem xét các Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; việc quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và việc thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 2 năm 2019-2020. Xem xét thông qua Nghị quyết về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Kỳ họp cũng tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; Xem xét, thông qua Nghị quyết chung.

YÊN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.