Bế mạc kỳ họp thứ nhất, HĐND thành phố Hà Nội thông qua 4 Nghị quyết chuyên đề

Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 23/6, kỳ họp thứ nhất HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã xem xét và thông qua các nội dung theo thẩm quyền. Trong đó có 4 Nghị quyết chuyên đề.

Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu bế mạc kỳ họpChủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu bế mạc kỳ họp

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn khẳng định: Kỳ họp đầu tiên của HĐND TP nhiệm kỳ 2021-2026 đã thành công tốt đẹp.

HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về số lượng ủy viên các ban HĐND thành phố nhiệm kỳ 2021-2026. HĐND thành phố nhất trí thành viên các ban HĐND thành phố không quá 15 người/ban (bao gồm cả trưởng ban, phó trưởng ban, ủy viên chuyên trách), thành phần là các đại biểu HĐND thành phố và không là ủy viên UBND thành phố.

Đồng thời, cũng thông qua kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của HĐND thành phố năm 2021 khóa XVI gồm: Kỳ họp giữa năm vào tháng 8-2021; kỳ họp cuối năm vào tháng 12-2021 (không kể kỳ họp chuyên đề).

HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố với 6 mức chi đặc thù; Nghị quyết về việc điều chỉnh phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách quận, thị xã, phường khi áp dụng thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Cụ thể, 6 mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội gồm: Chi chế độ hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu đối với người bị cách ly tại khu vực phong tỏa; chế độ bồi dưỡng và chế độ hỗ trợ tiền ăn đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2; chế độ đối với người phải kéo dài thời gian cách ly tại cơ sở y tế, khu cách ly tập trung; hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý, xử lý các đối tượng nhập cảnh trái phép trên địa bàn thành phố phải thực hiện cách ly tập trung. Nhìn chung, mức chi có sự điều chỉnh tăng so với trước đây.

Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ khi được biểu quyết thông qua và thay thế Nghị quyết 01/2020/NQ-HĐND ngày 15/5/2020 về việc quy định một số cơ chế, nội dung, mức chi đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 của thành phố Hà Nội.

Tiếp đó, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa ngân sách quận, thị xã, phường khi áp dụng thí điểm mô hình chính quyền đô thị.

Theo Tờ trình của UBND thành phố Hà Nội, từ ngày 1/7/2021, thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố sẽ không tổ chức HĐND cấp phường trên địa bàn các quận, thị xã Sơn Tây. Trong khi hiện nay, UBND phường là đơn vị dự toán trực thuộc UBND các quận, thị xã.

Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND thành phố nêu rõ, các nội dung trình của UBND thành phố bảo đảm tuân thủ quy định của Nghị định số 32/2021/NĐ-CP, các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và không làm ảnh hưởng đến việc cân đối ngân sách của các quận, thị xã Sơn Tây và thành phố. Trên cơ sở đó, Ban Kinh tế - Ngân sách thống nhất với nội dung trình của UBND thành phố.

Đồng thời, đề nghị UBND thành phố quan tâm việc kịp thời hướng dẫn chính quyền các quận và thị xã Sơn Tây các nội dung xử lý chuyển tiếp về tài chính, ngân sách của các phường để bảo đảm tài chính cho hoạt động của UBND các phường và các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức tại các phường ngay từ ngày 1/7/2021.

Bế mạc kỳ họp thứ NhấtBế mạc kỳ họp thứ Nhất.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, sau 1 ngày làm việc, HĐND thành phố đã hoàn thành chương trình đề ra, trong đó, thực hiện ngay các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, xem xét thông qua các nghị quyết chuyên đề nhằm bảo đảm sự vận hành thông suốt của chính quyền các cấp.

Chủ tịch HĐND thành phố nhấn mạnh, tại kỳ họp đầu tiên của nhiệm kỳ mới, HĐND Thành phố rất vinh dự được đón đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội tới dự và phát biểu chỉ đạo về những định hướng quan trọng đối với hoạt động của chính quyền các cấp Thành phố trong thời gian tới, nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển Thủ đô trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Thay mặt HĐND, UBND Thành phố, Chủ tịch HĐND TP trân trọng cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm của các đồng chí lãnh đạo, của các cấp, các ngành, của các vị đại biểu HĐND Thành phố và đã khẳng định rõ quyết tâm tiếp tục đổi mới trong chỉ đạo, điều hành thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 17, 10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy, với 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Thủ đô 5 năm 2021-2025. 

Bế mạc kỳ họp thứ nhất, HĐND thành phố Hà Nội thông qua 4 Nghị quyết chuyên đề - ảnh 3

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh: Phát huy khí thế và thành công của kỳ họp, thay mặt Thường trực HĐND Thành phố, trong thời gian tới, Chủ tịch HĐND TP đề nghị UBND Thành phố, các Ban HĐND, các vị đại biểu HĐND Thành phố tập trung làm tốt một số nội dung sau:

Một là: Sớm ổn định tổ chức, bộ máy, phân công nhiệm vụ, rà soát, bổ sung quy chế làm việc phù hợp yêu cầu trong tình hình mới, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Khẩn trương xây dựng kế hoạch, lộ trình, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác năm 2021 theo Nghị quyết của HĐND Thành phố. 

Hai là: Thường trực HĐND, UBND phối hợp Ủy ban MTTQ Thành phố khẩn trương chuẩn bị nội dung kỳ họp thứ 2 HĐND Thành phố (kỳ họp thường kỳ), dự kiến tổ chức vào đầu tháng 8/2021 để xem xét, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, thảo luận và quyết định các giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ngay từ năm đầu của kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Ba là: Tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả, mối quan hệ phối hợp công tác giữa HĐND với UBND, Uỷ ban MTTQ, Đoàn ĐBQH Thành phố và các cơ quan liên quan trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân Thủ đô thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chung. Nâng cao chất lượng công tác tiếp xúc cử tri, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri để đôn đốc giải quyết, nhất là những vấn đề dân sinh bức xúc; kịp thời giải quyết dứt điểm những vướng mắc, tồn tại ngay từ cơ sở, tránh phát sinh thành điểm nóng, phức tạp, kéo dài.

Bốn là: Các Tổ đại biểu và các vị đại biểu HĐND cần phát huy tốt vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của mình, xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện chương trình hành động, thực hiện lời hứa của mình trước cử tri; tăng cường tiếp xúc với cử tri và nhân dân địa phương nơi mình ứng cử để nắm bắt, phản ánh, theo dõi, giám sát việc giải quyết các kiến nghị chính đáng của cử tri.

Tích cực nghiên cứu, nắm vững các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và Thành phố, tham gia nhiệt tình, trách nhiệm, hiệu quả vào các hoạt động của HĐND Thành phố.

VÂN NGA

 

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

Đoàn công tác thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại Cam Ranh

(PNTĐ) - Ngày 17/4, trong khuôn khổ chuyến công tác đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa, Đoàn công tác của thành phố Hà Nội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến làm Trưởng đoàn cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các quận, huyện, sở, ngành đã tới dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa.
Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Kiểm tra công tác quản lý đất đai 9 dự án ở An Giang

Cơ quan chức năng tỉnh An Giang phải cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý đất đai đối với 9 dự án nằm trên địa bàn. Trong đó một số dự án từng bị Thanh tra Chính phủ kết luận có nhiều sai phạm.