Bộ Công Thương họp khẩn về đảm bảo nguồn cung xăng dầu

Chia sẻ

(PNTĐ) - Trước diễn biến giá xăng dầu trên thế giới có nhiều biến động, tình hình cung ứng trong nước có dấu hiệu bất ổn, chiều 9/2, Bộ Công Thương đã họp khẩn về nguồn cung xăng dầu trong thời gian tới.

Thương nhân có kế hoạch bù đắp nguồn cung thiếu hụt

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng DiênBộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Chủ trì cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Sau khi có chỉ đạo của Chính phủ, ở thời điểm hiện tại, toàn ngành Công Thương phải xác định, đảm bảo nguồn cung xăng dầu là nhiệm vụ hàng đầu và kiên quyết không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung để phục vụ nền kinh tế.

Bộ trưởng chỉ đạo, ngay tại cuộc họp này, phải làm rõ được nguyên nhân khiến nguồn cung xăng dầu khan hiếm và đề xuất được những giải pháp để giải tỏa.

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghịÔng Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, với nhu cầu khoảng 1,8-2 triệu m3 xăng dầu các loại/tháng, nguồn cung như trên cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trường trong tháng 2/2022. Từ tháng 3/2022, nguồn cung có thể giảm, lượng tồn kho thấp so với các tháng thông thường.

Tuy nhiên, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã có kế hoạch sẽ chạy đủ 100% công suất từ 13/3/2022. Hiện tại, các thương nhân đầu mối cũng đã có kế hoạch nhập khẩu xăng dầu để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ sản xuất trong nước (nếu Nhà máy lọc dầu Nghị Sơn không bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất như kế hoạch).

Ông Trần Duy Đông cho hay, Tổng công ty dầu Việt Nam (PVOil) đã có kế hoạch nhập khẩu tăng thêm và dự kiến lượng xăng dầu về cảng Việt Nam ngày 20/2/2022 là 26.000m3 xăng và 42.000m3 dầu; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cũng đã ký kết các hợp đồng nhập khẩu để bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường theo đúng kế hoạch đã đăng ký.

Lượng bán xăng dầu ra thị trường của Petrolimex trong tháng vừa qua đã tăng khoảng 30% so với các tháng thông thường. Ngoài ra, các thương nhân đầu mối xăng dầu khác cũng đang tích cực triển khai việc ký kết, nhập khẩu xăng dầu.

Theo báo cáo nhanh của các địa phương cho thấy, từ ngày 28/1/2022 đến nay, lực lượng Quản lý thị trường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tại Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang có phát hiện một số đơn vị kinh doanh đóng cửa, tạm ngưng hoạt động do nhiều nguyên nhân.

Cụ thể như không có đủ nguồn cung xăng dầu, lượng tiêu thụ xăng dầu của người tiêu dùng tăng cao do nhu cầu đi lại, không có đủ nhân lực để kinh doanh tại các cửa hàng. 

Để bảo đảm việc cung ứng xăng dầu cho thị trường được duy trì liên tục, Bộ Công Thương chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường QLTT các địa phương và các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)Ông Lê Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN)

Theo ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), tháng 1/2022, nguồn xăng dầu cung cấp từ nhà máy lọc dầu Dung Quất so với cam kết hợp đồng là 18%, cung cấp từ chi nhánh phân phối Nghi Sơn của Tập đoàn vượt 12% so với cam kết...

Trên cơ sở sản xuất kinh doanh, điều hành sản xuất của từng nhà máy, PVN kịp thời báo cáo, thông tin kịp thời tới Bộ Công Thương và các đối tác, đầu mối lớn như Petrolimex, Saigon Petro để điều phối nguồn cung. Trong đó, PVN chỉ đạo Lọc hóa dầu Bình Sơn duy trò hoạt động vận hành an toàn, ổn định, liên tục, đồng thời tăng công suất lên 103%, ngày 7/2 là 105% và dự kiến nâng công suất tối đa là 108%. Tập đoàn cũng chỉ đạo Nhà máy Bình Sơn tăng 105% là thấp nhất, tương ứng với cung trên 30.000m3/tháng.

Tập đoàn chỉ đạo PV Oil tăng công suất tối đa pha chế từ nguồn; xây dựng kế hoạch nhập 70.000m3 xăng dầu. Dự kiến, ngày 22/2 tới đây, lượng xăng dầu này sẽ về đến Việt Nam.

Đối với Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Tập đoàn cũng chỉ đạo và yêu cầu đơn vị tìm mọi giải pháp khắc phục khó khăn, duy trì, sản xuất kinh doanh. Thời gian tới, Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành công suất tối đa có thể.

10 giải pháp ổn định xăng dầu

 Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải phápBộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải pháp ổn định thị trường xăng dầu trong nước

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu 10 giải pháp nhằm ổn định thị trường xăng dầu trong nước.

Một là, UBND các tỉnh thành phố phối hợp chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp ngày 8/2/2022 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương về việc bảo đảm nguổn cung xăng dầu. 

Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cam kết chấp hành nghiêm các quy định về duy trì cung ứng xăng dầu trong hệ thống và tại các cửa hàng bán lẻ, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; cam kết bảo đảm nguồn cung xăng dầu phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp trong mọi tình huống.

Hai là, Sở Công Thương các tỉnh thành phố chủ trì phối hợp với lực lượng quản lý thị trường tiến hành tổng kiểm tra, rà soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, yêu cầu các cơ sở kinh doanh xăng dầu cam kết thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, có kế hoạch nhập hàng để bảo đảm duy trì bán hàng liên tục; niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

Ba là, các Cục quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương địa phương và các lực lượng chức năng trên địa bàn kiểm tra thường xuyên, đột xuất (với tần suất 1-2 ngày/lần) để kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Bốn là, Vụ Thị trường trong nước phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tổng kiểm tra, rà soát việc cung ứng xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về kinh doanh xăng dầu, có kế hoạch nhập hàng để bảo đảm cung ứng đầy đủ, liên tục xăng dầu cho thị trường; trường hợp các doanh nghiệp không tuân thủ quy định, kiên quyết đình chỉ hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc tước giấy phép kinh doanh. 

Năm là, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Vụ Thị trường trong nước thực hiện việc điều chỉnh phân giao hạn mức nhập khẩu xăng dầu cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và quy định tiến độ nhập khẩu xăng dầu cụ thể theo quy định.

Sáu là, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam khẩn trương đàm phán, thống nhất với các bên góp vốn nước ngoài về giải pháp tái cấu trúc tổng thể Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn nhằm bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường theo kế hoạch đã đăng ký.

Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh tham dự Hội nghịTổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh tham dự Hội nghị

Bảy là, đối với Bộ Tài chính (cụ thể là Cục Quản lý giá), đề nghị rà soát và tính toán lại mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu cho phù hợp với thời giá hiện hành và thực tế chi phí phát sinh trong kinh doanh xăng dầu hiện nay nhằm bảo đảm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu.

Tám là, đề nghị Chính phủ cho phép Bộ Công Thương linh hoạt trong điều hành giá xăng dầu nhằm bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, khuyến khích các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có thể nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường khác nhau để kịp thời bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước thời gian tới. 

Trong trường hợp nguồn cung xăng dầu trong nước gặp khó khăn, cho phép Bộ Công Thương sử dụng nguồn xăng dầu dự trữ quốc gia để bù đắp và bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường.

Chín là, các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Bộ Công Thương, ngành Công Thương cả nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về nhập khẩu xăng dầu, hỗ trợ cho lưu thông xăng dầu để kịp thời cung ứng xăng dầu cho các địa bàn trên cả nước.

Mười là, các cơ quan thông tin, truyền thông phối hợp với Bộ Công Thương thông tin đầy đủ và chính thống về việc cung ứng xăng dầu, các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành địa phương về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường để tạo sự đồng thuận trong dư luận, tránh đưa tin cục bộ, thất thiệt gây hoang mang, bất ổn thị trường.

VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

(PNTĐ) - Bộ Công Thương vừa có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83/2014, Nghị định 95/2021 và Nghị định 80/2023 về kinh doanh xăng dầu. Theo đó, có đề xuất để doanh nghiệp đầu mối tự quyết định giá bán xăng dầu và một số thay đổi liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện không có nghĩa 3 tháng điều chỉnh một lần

Rút ngắn chu kỳ điều chỉnh giá điện không có nghĩa 3 tháng điều chỉnh một lần

(PNTĐ) - Trả lời báo chí về nguy cơ thiếu điện trong năm nay khi chưa vào cao điểm mùa khô, tăng trưởng phụ tải điện đã vượt 11%, cao hơn so với kế hoạch, Thứ trưởng Bộ Công ThươngNguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Chính phủ và Thủ tướng đã rất quan tâm chỉ đạo, có nhiều giải pháp để triển khai, khắc phục tình trạng này và có đủ cơ sở tin tưởng năm nay không thiếu điện.