Bộ Quốc phòng tổ chức lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

TTXVN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 26/5, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội nghị trực tiếp và trực tuyến lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, dưới sự chủ trì của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong toàn quân về việc quán triệt chủ trương của Đảng, định hướng của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để tổ chức tuyên truyền, phổ biến và lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết, bảo đảm dân chủ, công khai, chất lượng và tiến độ. 

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này sẽ tạo ra hành lang pháp lý quan trọng để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng, xây dựng Quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, sắp xếp tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong kỷ nguyên mới của đất nước. 

Mặc dù thời gian triển khai ngắn, nhiều nhiệm vụ đan xen, nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến đã được triển khai đồng bộ, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với đối tượng và đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị, nhất là đối với các đơn vị đóng quân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo; thể hiện quyết tâm chính trị, phát huy trí tuệ tập thể và thống nhất cao của toàn quân đối với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013. Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng đã tích cực, khẩn trương, kịp thời tham mưu để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ này. 

Bộ Quốc phòng tổ chức lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 - ảnh 1
Đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, Đại tá Nguyễn Việt Dũng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng đã báo cáo tóm tắt nội dung Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và kết quả công tác triển khai lấy ý kiến trong Bộ Quốc phòng. Theo đó, trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về tổ chức lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, hướng dẫn của Bộ Tư pháp; Bộ Quốc phòng ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến trong toàn quân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. 

Thủ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân lấy ý kiến bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của cấp ủy, chỉ huy các cấp; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng; tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng và tiết kiệm. Hình thức thực hiện đa dạng, linh hoạt, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia góp ý. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng và dư luận, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn quân. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với các luận điệu chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các cơ quan thông tấn báo chí trong Quân đội mở các chuyên mục để thường xuyên phản ánh, đưa tin trong quá trình lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết. 

Thời gian qua, các đơn vị trong toàn quân đã tổ chức 4.686 hội nghị, hội thảo để lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết; 415.846 ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết; trong đó có 6.779 ý kiến của cơ quan, đơn vị và 409.067 ý kiến của cá nhân. 

Bộ Quốc phòng tổ chức lấy ý kiến về sửa đổi Hiến pháp năm 2013 - ảnh 2
Quang cảnh Hội nghị.

Các ý kiến phát biểu tại Hội nghị đều thống nhất cao với nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trong dự thảo Nghị quyết; bám sát phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 theo chủ trương của Đảng; thống nhất cao về quy trình, cách thức soạn thảo; bố cục, kỹ thuật trình bày của dự thảo Nghị quyết; các điều khoản được kết cấu chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu.

Theo https://baotintuc.vn/thoi-su/bo-quoc-phong-to-chuc-lay-y-kien-ve-sua-doi-hien-phap-nam-2013-20250526101455748.htm

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

Báo chí Thủ đô trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, đồng thời khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp cách mạng. Trong suốt hành trình ấy, báo chí Thủ đô Hà Nội đã khẳng định vị trí tiên phong, bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò “ngòi bút sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.
Dấu ấn của phụ nữ trong hành trình 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

Dấu ấn của phụ nữ trong hành trình 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) -  “Ngược dòng lịch sử báo chí nước nhà, từ những trang báo đầu tiên như Nữ giới chung (năm 1919) do bà Sương Nguyệt Anh làm chủ bút - đến Tiếng gọi phụ nữ (năm 1945), Phụ nữ Việt Nam (1948), Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh (1975), Phụ nữ Thủ đô (1986)… dòng báo chí nữ luôn đồng hành, phản ánh, dẫn dắt và cổ vũ cho sự nghiệp giải phóng và phát triển của phụ nữ Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử”, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh tại Hội thảo “Phụ nữ với 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam”.
Báo chí phải là lực lượng tiên phong lan tỏa những giá trị tốt đẹp, cổ vũ tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc

Báo chí phải là lực lượng tiên phong lan tỏa những giá trị tốt đẹp, cổ vũ tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc

(PNTĐ) - Trong suốt 100 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ chiến đấu, góp phần vào tiến trình cách mạng Việt Nam và sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Và khi mục tiêu độc lập, tự do đã trở thành hiện thực, báo chí Việt Nam vẫn giữ sứ mệnh là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chấn hưng văn hóa, xây dựng nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ các hộ kinh doanh khi bãi bỏ thuế khoán từ ngày 1/1/2026

(PNTĐ) - Trả lời chất vấn của đại biểu về việc bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh từ ngày 1/1/2026, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là một chủ trương đúng đắn, cần thiết của Đảng và Nhà nước. Bộ Tài chính đang chuẩn bị đồng bộ các điều kiện pháp lý và công nghệ để hỗ trợ các hộ kinh doanh chuyển đổi thuận lợi, giảm thiểu gánh nặng về chi phí và thủ tục hành chính.
Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

Báo chí và sứ mệnh tiên phong trong kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, nơi khát vọng vươn cao, hội nhập và thịnh vượng trở thành mục tiêu xuyên suốt. Xuyên suốt hành trình ấy, vai trò tiên phong của báo chí cách mạng Việt Nam trên mặt trận tư tưởng, văn hóa không chỉ được khẳng định mà còn trở nên cấp thiết với những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao hơn. Báo chí không chỉ đơn thuần là công cụ phản ánh hiện thực, mà phải thực sự là lực lượng xung kích, đi trước một bước, chủ động định hướng, dẫn dắt, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận và huy động sức mạnh toàn dân tộc thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược mà Đảng, Nhà nước đã đề ra.