Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững: Linh hoạt, thích ứng với cơ chế thị trường

Chia sẻ

(PNTĐ)- Sáng 17/2, Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi họp báoBộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Lê Minh Hoan phát biểu tại buổi họp 

Chiến lược đặt mục tiêu đến đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống” văn minh, xanh, đẹp.

Chia sẻ tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan xác định rõ ngành nông nghiệp đã có mục tiêu cụ thể. Do đó cần phải thực hiện nghiêm túc trong thực hiện chiến lược hiệu quả. Trong đó, phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cẩu thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang “tích hợp đa giá trị”… Quan trọng hơn cả chiến lược phải linh hoạt, thích ứng với cơ chế thị trường.

Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 - 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 - 6%/năm, mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 - 6%/năm…

Đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành "nơi đáng sống" văn minh, xanh, đẹp.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Bộ NN&PTNT rất nghiêm túc trong xây dựng chiến lược và nghiêm túc thực hiện để chiến lược đi vào cuộc sống, bằng nhiều hoạt động trong tháng 2, tháng 3... để đến một thời điểm nào đó xã hội hiểu được nền nông nghiệp Việt Nam có tầm nhìn dài hạn, mang tính chất giải quyết vấn đề nội tại ngành nông nghiệp và quan trọng hơn là tiếp cận dòng chảy, xu thế tiêu dùng của nền kinh tế toàn cầu, xu thế tiêu dùng xanh của thế giới.

Với mục tiêu trên, Bộ trưởng nhấn mạnh ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ "đơn giá trị" sang "tích hợp đa giá trị"…

Hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Ngành nông nghiệp sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, ông kỳ vọng bản chiến lược được truyền thông lan tỏa để định vị đúng lại trong tâm thức lãnh đạo, người dân. Định vị đúng vai trò, vị trí sứ mệnh của nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Tăng trưởng của nông nghiệp không thể nào như tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ. Nếu nhìn vào con số thì chúng ta xem nhẹ nó. Bản chiến lược để khẳng định lại dù nó nhỏ nhưng có vai trò vị trí trong việc bình ổn xã hội vì hơn 60% dân số Việt Nam đang ở nông thôn.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ: “Thông qua chiến lược tôi cũng mong muốn cấp độ địa phương trong quá trình phát triển kinh tế cân nhắc, tập trung nhiều hơn nguồn lực hơn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, "đừng xẻ đồi chè ra làm bất động sản" mà hãy cân nhắc được và mất của người nông dân trước khi chuyển đổi”.

 VÂN NGA

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

Biểu dương báo Phụ nữ Thủ đô đã tặng công trình an sinh tại tỉnh Điện Biên trị giá 450 triệu đồng

(PNTĐ) - Ngày 26/4/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí thành phố tháng 5/2024. Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học chủ trì Hội nghị.
Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

Bài 2: Ý nghĩa và bài học lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ

(PNTĐ) - Nói về chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954 của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ví “Điện Biên Phủ như là một cột mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi dấu nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã; đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!

(PNTĐ) - Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam không chỉ khẳng định phụ nữ là lực lượng quan trọng trong lao động sản xuất với những phẩm chất cần cù, đảm đang, thông minh, sáng tạo, mà còn ghi dấu truyền thống yêu nước “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

Xây dựng tương lai chung bằng đổi mới và sáng tạo

(PNTĐ) - Sáng 26/4, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Trường Đại học Giao thông vận tải tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26/4) năm 2024.