Chưa bao giờ luật pháp về y tế bị thiếu hụt và không cập nhật như bây giờ

HẠNH LÊ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - TP Hà Nội, những quy định của luật pháp không còn phù hợp khiến hàng ngàn cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở xin thôi việc hay những vụ việc tiêu cực đang được đưa ra ánh sáng… và thiệt hại thòi lớn nhất chính là người bệnh.

Sáng nay (ngày 13/6), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, góp ý vào dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Anh Trí - TP Hà Nội đánh giá cao Ban soạn thảo đã tiếp thu hầu hết các ý kiến góp ý để sửa chữa, bổ sung những vấn đề luật hiện hành bị thiếu, không cập nhật.

Chưa bao giờ luật pháp về y tế bị thiếu hụt và không cập nhật như bây giờ  - ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Anh Trí - TP Hà Nội góp ý dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Đề nghị bổ sung thêm tại điều 18 chức danh nghề nghiệp cần bổ sung thêm đối tượng “y sĩ, y học cổ truyền”, đại biểu lưu ý đối tượng này là rất nhiều và không phải tất cả đều là lương y. Điều 42 quy định hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung thêm hình thức là các loại hình trung tâm y tế, trung tâm sức khỏe, Trung tâm chẩn đoán.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh: khiếm khuyết lớn nhất của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được trình lần này là quy định về khám, chữa bệnh từ xa đã không được soạn thảo đầy đủ. 

“Chúng ta đang sống trong thời đại cách mạng 4.0, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở các lĩnh vực, trong đó có y tế nhưng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) chỉ duy nhất ở điều 55 đề cập rất ít về khám bệnh, chữa bệnh và hỗ trợ chữa bệnh từ xa. Việc quy định như vậy là không đủ, thiếu tầm nhìn. Nếu Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được thông qua  sẽ có nhiều điều bất lợi như hoạt động khám chữa bệnh từ xa không phát triển, người dân, nhất là người ở vùng sâu vùng xa không có cơ hội khám chữa bệnh ở những người thầy thuốc giỏi, khó giảm được tình trạng quá tải, xếp hàng chờ khám chữa bệnh...” - đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết và đề nghị Ban soạn thảo tập trung soạn thảo cách đầy đủ, chặt chẽ và khả thi quy định về khám chữa bệnh từ xa, có thể dành một chương để triển khai bổ sung thêm các nội dung đã đề cập.

Trong phần phát biểu của mình, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết thêm, tròn 40 năm làm nghề y, chưa bao giờ đại biểu thấy luật pháp về y tế bị khủng hoảng, bị thiếu hụt và không cập nhật những bây giờ. 

Theo đại biểu, vì yêu cầu khám, chữa bệnh của xã hội tăng cao, y học phát triển quá nhanh, áp lực khám, chữa bệnh thì vẫn luôn là cứu bệnh như cứu hỏa. Đặc biệt, hơn 2 năm vừa qua, đại dịch Covid-19 đã càn quét làm sức khỏe nhân dân bị tổn thương nặng nề, yêu cầu chống dịch như chống giặc đã bộc lộ thêm những bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành. Cán bộ y tế đã và đang gồng mình chống dịch, họ đã làm ngày làm đêm bất chấp nguy hiểm, khó khăn mặc dù thù lao của cán bộ y tế cơ sở chỉ có 18.600 đồng/đêm. Những quy định của luật pháp không còn phù hợp khiến hàng ngàn cán bộ y tế, đặc biệt là y tế cơ sở xin thôi việc hay những vụ việc tiêu cực đang được đưa ra ánh sáng… và thiệt hại thòi lớn nhất tại xảy ra cho chính người bệnh.

Đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ tập trung mọi sức lực giải quyết những vấn đề cấp bách của y tế như nhân lực, nhân sự, cơ chế bảo vệ, đảm bảo quyền lợi hợp lý cho cán bộ y tế và các biện pháp ngăn chặn tiêu cực trong ngành y. Đặc biệt hơn là cả hoàn thiện thể chế, đồng bộ những vấn đề về pháp lý trong ngành y tế. 

Đại biểu kiến nghị, trước mắt cần triển khai nội dung trong các Nghị quyết 30, Nghị quyết 43 của Quốc hội, Nghị quyết 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mua sắm để khám chữa bệnh và dũng cảm để soi xét những vấn đề sai phạm cho thấu lý đạt tình. Đồng thời, ưu tiên sửa đổi các văn bản pháp như Luật Khám, chữa bệnh; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Phòngchống dịch và những luật khác có liên quan như  Luật Giá, Luật Đấu thầu mua sắm, Luật Tài sản công, kể cả những nghị định, thông tư có liên quan, đặc biệt những vấn đề như xã hội hóa tự chủ bệnh viện…

Tin cùng chuyên mục

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.
Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

Phụ nữ cả nước hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), các cấp Hội Phụ nữ cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống, tham gia chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là hội viên phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.