​Chương trình lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức sáng 7/5

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức vào sáng 7-5-2024 sau lễ mít tinh tại Sân vận động tỉnh Điện Biên, bao gồm 4 lực lượng.

Theo Quyết định số 821/QĐ-BQP, ngày 3-3-2024 của Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024), Lễ diễu binh, diễu hành được tổ chức vào sáng 7-5-2024 sau Lễ mít tinh tại Sân vận động tỉnh Điện Biên.

Tham gia Lễ diễu binh, diễu hành có 4 lực lượng: Lực lượng pháo lễ, lực lượng Không quân bay chào mừng, lượng lượng diễu binh, diễu hành, lực lượng đứng trên sân hơn 12.000 người.

​Chương trình lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức sáng 7/5 - ảnh 1
Khối xe Chỉ huy, xe Tổ Quân kỳ toàn quân trong buổi Hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong đó điểm nhấn của Lễ diễu binh, diễu hành là có sự tham gia của lực lượng pháo lễ gồm 18 khẩu lựu pháo 105 và 12 máy bay trực thăng bay qua khán đài của lực lượng Không quân.

Chương trình Lễ diễu binh, diễu hành bắt đầu bằng 21 loạt pháo trên nền Quốc thiều nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tiếp đó là phần trình diễn của Khối diễu binh (4 khối Nghi trượng, 24 khối quân đội, dân quân tự vệ, công an) và khối diễu hành (9 khối cựu chiến binh, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, công nhân, nông dân, tri thức, thanh niên, phụ nữ, khối các dân tộc Tây Bắc) và cuối cùng phần trình diễn của khối nghệ thuật.

Lễ diễu binh, diễu hành là điểm nhấn quan trọng Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024) nhằm biểu dương lực lượng, khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tin cùng chuyên mục

Đẩy mạnh hợp tác về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa Hà Nội và Tây An (Trung Quốc)

Đẩy mạnh hợp tác về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa Hà Nội và Tây An (Trung Quốc)

(PNTĐ) - Hà Nội và Thiểm Tây đều là các địa phương có hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, phong phú, đa dạng. Việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm khai thác hệ thống di sản văn hóa này với những giá trị tiềm ẩn nhằm tạo động lực mới trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp văn hóa nói riêng chắc chắn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.