Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về hai luật vừa được Quốc hội thông qua

TTXVN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 19/2, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ năm, bao gồm: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.

Hoàn thiện khung pháp lý về xử lý tổ chức tín dụng
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 15 chương, 210 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024. Luật quy định việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về hai luật vừa được Quốc hội thông qua - ảnh 1
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà công bố các Lệnh về việc công bố các Luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Việc xây dựng Luật nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về tổ chức hoạt động của tổ chức tín dụng, xử lý những vướng mắc, bất cập của Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng và phát triển những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại; tăng cường việc tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng; hoàn thiện khung pháp lý về xử lý tổ chức tín dụng gặp rủi ro thanh khoản; luật hóa một số quy định về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Quy định bảng giá đất được xây dựng hàng năm

Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 260 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, trừ một số điều khoản quy định cụ thể.
Đáng chú ý, Luật bỏ quy định về khung giá đất của Chính phủ; quy định cụ thể nguyên tắc, căn cứ, phương pháp định giá đất; quy định bảng giá đất được xây dựng hàng năm. Bảng giá đất lần đầu được công bố và áp dụng từ ngày 1/1/2026, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung từ ngày 1/1 của năm tiếp theo. Việc xây dựng bảng giá đất theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất.
Luật quy định cụ thể thời điểm xác định giá đất, thời điểm tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với từng trường hợp giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất mà làm thay đổi diện tích, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất. UBND cấp có thẩm quyền phải ban hành quyết định giá đất cụ thể trong thời gian không quá 180 ngày kể từ thời điểm xác định giá đất.

Đối với trường hợp áp dụng giá đất trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, UBND cấp có thẩm quyền phải ghi giá đất trong quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất.

Bổ sung quy định tiền thuê đất hằng năm được áp dụng ổn định cho chu kỳ 5 năm tính từ thời điểm Nhà nước quyết định cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Tiền thuê đất cho chu kỳ tiếp theo được tính căn cứ bảng giá đất của năm xác định tiền thuê đất tiếp theo. Trường hợp tiền thuê đất tăng so với chu kỳ trước thì được điều chỉnh nhưng không quá tỷ lệ do Chính phủ quy định cho từng giai đoạn.
Phân cấp thẩm quyền quyết định giá đất cụ thể cho Chủ tịch UBND cấp huyện. Quy định cụ thể 4 phương pháp định giá đất trong Luật, quy định điều kiện áp dụng đối với từng phương pháp định giá đất; giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất khác sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trường hợp áp dụng các phương pháp định giá đất để xác định giá đất cụ thể mà có kết quả thấp hơn giá đất trong Bảng giá đất thì sử dụng giá đất trong Bảng giá đất. Mở rộng thành phần Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể để đảm bảo tính độc lập khách quan trong quá trình định giá...

Theo https://baotintuc.vn

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(PNTĐ) - "Trong không khí đón chào năm mới, các cấp Hội Phụ nữ Thành phố cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng sáng tạo, coi trọng hiệu quả thực chất; mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ Hà Nội phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, nỗ lực vượt qua thách thức, chung sức đồng lòng xây dựng Thủ đô và đất nước phát triển thịnh vượng trong kỷ nguyên mới của dân tộc", Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh phát động thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn năm 2025.
10 dấu ấn, sự kiện nổi bật của Hội LHPN Hà Nội năm 2024

10 dấu ấn, sự kiện nổi bật của Hội LHPN Hà Nội năm 2024

(PNTĐ) - Năm 2024 là năm đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đại biểu phụ nữ thành phố lần XVI, nhiệm kỳ 2021-2026; năm diễn ra các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm như: 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô và nhiều ngày lễ lớn của đất nước, Thủ đô và tổ chức Hội. Hội LHPN thành phố Hà Nội đã tổ chức và tham gia nhiều sự kiện quan trọng, phát huy được vai trò của phụ nữ Hà Nội trong xây dựng và phát triển Thủ đô. Năm 2024, Hội LHPN Hà Nội vinh dự nhận Cờ dẫn đầu phong trào thi đua trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác Hội do Hội LHPN Việt Nam trao tặng.
Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

(PNTĐ) - Phát triển hệ thống giáo dục mở, đảm bảo công bằng và bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế. Đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới.