Đại biểu HĐND thành phố thảo luận nhiều ý kiến xây dựng, phát triển Thủ đô

HÀ LINH
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chiều 5/7, các đại biểu HĐND TP Hà Nội đã chia thành 5 tổ thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2022 trên địa bàn thành phố…

Thảo luận tại các tổ, hầu hết đại biểu đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện của thành phố trong triển khai các nghị quyết của Trung ương và thành phố đã được xác định từ cuối năm 2021.

Đề cập đến vấn đề đầu tư công, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng (tổ đại biểu huyện Mê Linh) đánh giá, vấn đề giải ngân còn chậm đến từ nhiều nguyên nhân. Đặc biệt đối với vấn đề đầu tư trung hạn đối với hai lĩnh vực y tế và giáo dục còn rất khó khăn. Từ thực tế đó, đại biểu đề nghị TP cùng các sở, ngành phải sớm có kế hoạch cụ thể, tích cực trong vấn đề đầu tư mới mong sớm giải quyết được như cầu của thực tế và thúc đẩy sự phát chung của TP.

Đại biểu HĐND  thành phố thảo luận nhiều ý kiến xây dựng, phát triển Thủ đô - ảnh 1
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn dự thảo luận tại tổ số 1.

Đại biểu Phạm Đình Đoàn (Tổ đại biểu huyện Mê Linh) thẳng thắn nhận định, giải ngân đầu tư công là rất yếu kém, con số giải ngân đầu tư công đến ngày 16/6 mới đạt 17,4% thấp hơn mức trung bình cả nước, nhiều dự án mới giải ngân dưới 5%. Từ đó, đại biểu Phạm Đình Đoàn đề nghị cần có giải pháp cụ thể về nội dung này.

Đại biểu Đường Hoài Nam (tổ đại biểu quận Long Biên) cho biết, khâu yếu hiện nay là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, triển khai các đề án công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số còn chậm.

Tại buổi thảo luận, nhiều đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn, bất cập trong hệ thống y tế dự phòng của TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng cho biết, đại dịch Covid-19 được kiểm soát là chiến thắng của sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó, có vai trò rất lớn của hệ thống y tế dự phòng.

Tuy nhiên, qua đại dịch mới thấy, số cán bộ y tế dự phòng quá ít. Tại nhiều trung tâm y tế dự phòng, trong đợt chống dịch có nơi 50% nhân viên bị nhiễm bệnh nhưng vẫn phải bố trí làm việc và qua đó ngành thấy có nhiều bất cập.

Trước tiên là bất cập về con người, định biên mỗi trạm y tế tối đa 10 người trong khi đó Hà Nội có phường dân số rất đông và có thể bằng 1 huyện của tỉnh khác. Bất cập thứ hai với y tế cơ sở là tuyển dụng khó.

Bất cập thứ ba là liên quan đến chính sách của ngành y, việc làm để tăng thu nhập không nhiều. Thứ tư là liên quan đến đãi ngộ, y tế cơ sở đãi ngộ thấp, hầu như chỉ có lương cơ bản, trong 2 năm trống dịch không có khoản nào khác, trung bình lương 5 triệu/tháng.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế, năm 2021, ngành y tế có 407 người xin nghỉ việc, trong đó có 153 bác sỹ. Trong năm 2022, riêng khối bệnh viện nghỉ 241 người (trong đó 104 bác sỹ), chưa tính các khối y tế cơ sở. Các đối tượng nghỉ việc hiện tập trung ở một số bệnh viện lớn: Đức Giang, Thanh Nhàn, Hà Đông… chủ yếu là người có bằng Đại học, tay nghề cao dịch chuyển sang khối y tế ngoài công lập.

Nguyên nhân của nhiều y, bác sỹ nghỉ việc là trong 2 năm qua ngành y tế làm việc quá vất vả, từ điều kiện đến cơ sở hạ tầng và trong phòng chống dịch các nguồn thu giảm sút. Hiện tại, Hà Nội có 36-37 y tế là đơn vị tự chủ, nguồn thu giảm không đủ bù đắp, chủ yếu sống bằng tiền lương.

Một nguyên nhân chủ quan khác là trước dịch là đối với trung tâm y tế xã phường để thu hút người về đã khó, nay qua đợt dịch do khó khăn thiếu lại càng thiếu.Từ đó, đại biểu đề nghị TP quan tâm y tế cơ sở để đầu tư thêm trang thiết bị. Hiện, Sở Y tế đã xây dựng nghị quyết hỗ trợ nhưng chưa kịp đưa thông qua tại kỳ họp HĐND này.

Cùng đề cập đến vấn đề này, Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương cho biết, tác động của dịch Covid-19 đến với mỗi cá nhân là về tâm lý, sức khỏe nhưng với ngành y tế, hậu Covid-19 còn rất nặng nề. Đó là vấn đề về tâm lý, nhân lực, thiếu trang thiết bị, thiếu thuốc, vật tư y tế phục vụ Nhân dân. Tuy nhiên, người thiệt thòi nhất vẫn là nhân dân vì nhân dân là đối tượng được thụ hưởng chăm sóc sức khỏe.

Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP Hà Nội nhấn mạnh về sự cộng đồng trách nhiệm, sự chia sẻ, trách nhiệm với ngành y tế nhưng phải có sự vào cuộc của các cấp, các ngành, địa phương. Nếu chỉ phân cấp, phân quyền mạnh mẽ nhưng không phối hợp chặt chẽ, không có sự chia sẻ, không trách nhiệm thì mục tiêu có rõ ràng, giải pháp có cụ thể thì cũng không thể đi đến đích.

Liên quan đến vấn đề này, đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN thành phố cho rằng cần quan tâm đến công tác cán bộ, có chính sách đãi ngộ tốt cho những người làm công tác đặc thù, như ngành y tế, động viên để cán bộ, nhân viên để yên tâm công tác.

Đại biểu HĐND  thành phố thảo luận nhiều ý kiến xây dựng, phát triển Thủ đô - ảnh 2
Đồng chí Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN thành phố thảo luận tại tổ 4

Các đại biểu cho rằng, hiện nay đang có sự dịch chuyển lao động, cần quan tâm đến cơ chế chính sách đãi ngộ để những người làm trong cơ quan công lập không chuyển sang cơ quan ngoài công lập.

Liên quan đến đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (tổ đại biểu quận Hà Đông) cũng cho biết, quận đang nỗ lực chuẩn bị các bước để phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện giải phóng mặt bằng 5,7km cho dự án.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội

(PNTĐ) - Sáng 13/5, Quận ủy Thanh Xuân tổ chức lễ trao Huy hiệu Đảng tặng các đảng viên đợt 19/5. Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo vinh dự được trao tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng dịp này.
Biểu dương 80 điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

Biểu dương 80 điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác

(PNTĐ) - Sáng 13/5, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiêu biểu Phụ nữ Thủ đô làm theo lời Bác, giai đoạn 2016-2025 và Tổng kết Kế hoạch số 210/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố, giai đoạn 2022-2025.
Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

Hà Nội triển khai Kế hoạch tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp và hướng dẫn sắp xếp cán bộ phường, xã mới

(PNTĐ) - Chiều ngày 13/5, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến triển khai Kế hoạch tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2025-2030 và Hướng dẫn sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố.
Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

(PNTĐ) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.