Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII nhiệm kỳ 2022 -2027: Thành công trên 5 phương diện

Chia sẻ

Sau 3 ngày làm việc (từ 9 đến 11/3/2022), Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII đã hoàn thành toàn bộ các nội dung, chương trình đề ra. Ngay sau phiên bế mạc Đại hội, Hội LHPN Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin nhanh kết quả Đại hội.

Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, diễn ra trong bối cảnh hội viên, phụ nữ cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tích cực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020-2030. Trong bối cảnh thế giới và đất nước đang đứng trước những biến chuyển khó lường của đại dịch Covid-19, tình hình chính trị thế giới phức tạp, cách mạng công nghiệp lần thứ tư kéo theo những tác động ở hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đời sống. Sự phát triển của phụ nữ và hoạt động Hội đứng trước những thời cơ và thách thức mới, đòi hỏi tổ chức Hội phải đẩy mạnh hoàn thiện tổ chức bộ máy, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.

Với chủ đề: "Đoàn kết – Sáng tạo – Hội nhập – Phát triển”, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII có nhiệm vụ quan trọng: Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc XII; thảo luận kỹ, thống nhất đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022-2027; kiểm điểm sâu sắc, toàn diện công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XII; thông qua Điều lệ Hội LHPN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung); bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá XIII thực sự tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, trí tuệ, đủ năng lực lãnh đạo hoàn thành những nhiệm vụ to lớn của công tác Hội và phong trào phụ nữ trong thời gian tới.

Tham dự Đại hội có 959 đại biểu, là những phụ nữ tiêu biểu có quá trình cống hiến trên các lĩnh vực công tác Hội, công tác Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, lực lượng vũ trang các cấp, đại diện các dân tộc, tôn giáo, các lĩnh vực hoạt động xã hội.

Đại hội vinh dự được nhận lẵng hoa chúc mừng Đại hội của các đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam; đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, cùng 47 thư chúc mừng từ các bạn bè, đối tác quốc tế và phụ nữ kiều bào trên khắp các châu lục.

Đại hội vinh dự được đón đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Đại hội. 

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội tham dự Đại hộiĐoàn đại biểu thành phố Hà Nội tham dự Đại hội.

5 phương diện thành công của Đại hội

Quá trình tổ chức Đại hội, Hội LHPN Việt Nam đánh giá thành công ở 5 phương diện cụ thể sau:

Thứ nhất, quá trình chuẩn bị mọi mặt để tổ chức Đại hội, nhất là việc chuẩn bị dự thảo các văn kiện trình Đại hội phụ nữ toàn quốc XIII được tiến hành công phu, chu đáo, bài bản... qua nhiều lần, nhiều vòng, từng bước hoàn thiện, có nhiều đổi mới quan trọng về nội dung và phương pháp. Báo cáo Chính trị được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu vận dụng chủ trương, định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chiến lược, các chương trình Mục tiêu quốc gia có liên quan trực tiếp tới công tác phụ nữ và bình đẳng giới; các luận cứ, chứng cứ khoa học, căn cứ thực tiễn thông qua triển khai 19 đề tài, 07 chuyên đề nghiên cứu và 04 hội thảo khoa học cấp quốc gia, vùng miền, chuyên đề, các hội thảo tham vấn ý kiến của chuyên gia đầu ngành...; Phát huy dân chủ trí tuệ thông qua lấy ý kiến đóng góp từ Đại hội phụ nữ 3 cấp...

Có thể khẳng định, Báo cáo chính trị Đại hội đã quán triệt sâu sắc nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa kế thừa và phát triển, trên cơ sở phát huy dân chủ rộng rãi, kết tinh được trí tuệ, phản ánh nguyện vọng, nhu cầu thiết thân, khát vọng phát triển của các tầng lớp phụ nữ và tổ chức Hội.

Thứ hai, sự thành công về công tác nhân sự, kỹ lưỡng, nhiều mặt, chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công tâm để Đại hội bầu được Ban Chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam khóa XIII có đủ phẩm chất, năng lực đảm nhận được nhiệm vụ nhiệm kỳ tới. Theo đó, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khóa XIII gồm 155/163 uỷ viên, đảm bảo tính kế thừa, liên hiệp, đại diện tiêu biểu cho các lực lượng phụ nữ trong cả nước, có đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực, tâm huyết và cam kết vì sự nghiệp bình đẳng giới, sự phát triển của phụ nữ Việt Nam.

Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII nhiệm kỳ 2022 -2027: Thành công trên 5 phương diện - ảnh 2

Hội nghị đã bầu 31 chị tham gia Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam khoá XIII; 100% Uỷ viên Ban Chấp hành có mặt đã bầu bà Hà Thị Nga, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII là Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XIII; bầu 04 Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2022-2027, gồm: 1. Bà Tôn Ngọc Hạnh - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. 2. Bà Nguyễn Thị Minh Hương - Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII 3. Bà Trần Lan Phương - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội 4. Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam khóa XII

Thứ ba, Đại hội đã có những đổi mới hình thức thảo luận, trao đổi thông tin. Bên cạnh các tham luận trình bày trong các phiên toàn thể, Đại hội tổ chức 5 Trung tâm thảo luận với các chủ đề khác nhau phù hợp với lĩnh vực công việc, đồng thời có nhiều thời gian để trao đổi, bàn luận về những giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả phương hướng hoạt động trong 5 năm tới. 

Thứ tư, công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội được thực hiện rầm rộ, khí thế ở tất cả các cấp Hội trong cả nước.

Thứ năm là khâu tổ chức Đại hội về hậu cần, an ninh đảm bảo chu đáo, an toàn.

Các đại biểu biểu quyết tại Đại hộiCác đại biểu biểu quyết tại Đại hội

 Đề ra nội dung, phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tới

Phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, chủ động hội nhập, ý thức làm chủ của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ. Phấn đấu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khẳng định vị thế tổ chức tiên phong hành động vì hạnh phúc của phụ nữ, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước.

Đại hội đã thống nhất biểu quyết thông qua 8 chỉ tiêu cơ bản của nhiệm kỳ 2022- 2027. Đồng thời tập trung phát động cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng người Phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” và hai Khâu đột phá: Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin; Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh.

Trong Phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, các nội dung bám sát tiêu chí của con người Việt Nam xác định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII  và kế thừa các nội dung của phong trào thi đua của Hội.

Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” thay đổi về nội hàm để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới nhằm góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới với các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Thí điểm thực hiện tiêu chí “5 có” ở những địa bàn thực hiện nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Hai khâu đột phá: Tập trung xây dựng cơ sở Hội vững mạnh và Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin tập trung giải quyết khâu yếu của nhiệm kỳ trước về chất lượng hoạt động ở cơ sở, đặc biệt là chi, tổ Hội Phụ nữ, đưa hoạt động Hội ngày càng sát với hội viên, phụ nữ; đồng thời phù hợp với định hướng xây dựng xã hội số của đất nước.

Nhiệm kỳ XIII cũng xác định 03 nhiệm vụ trọng tâm theo 3 yếu tố quan trọng của phong trào phụ nữ và tổ chức Hội.

Các đại biểu tham dự đại hộiCác đại biểu tham dự đại hội

Trước tiên là xác định hội viên, phụ nữ là nhân tố sống còn - liên quan đến chức năng đại diện của Hội, Nhiệm vụ 1 sẽ tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm Hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh.

Trong đó, trọng tâm là xây dựng người phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, hội nhập quốc tế; Xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em; Hỗ trợ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ.

Hội cũng xác định việc tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, góp phần bảo vệ nền tảng chính trị của Đảng là nhân tố nền tảng, quy định thể chế, cơ chế, phương tiện... định hướng chính trị của tổ chức Hội, nhiệm vụ 2 sẽ tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chức năng trên, chú trọng giám sát, phản biện xã hội và vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.

Ở nội dung này trọng tâm là tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới; Thực hành dân chủ cơ sở, thực hiện hiệu quả chức năng đại diện của tổ chức Hội...

Ngoài ra, Hội cũng xác định Tổ chức Hội là nhân tố chủ chốt để thực hiện thành công chức năng, nhiệm vụ chính trị Hội, nhiệm vụ 3 tập trung các nội dung và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, hội nhập quốc tế.

Để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong nhiệm kỳ tới, Hội cũng đề ra 4 nhóm giải pháp chung là Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức; Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành; Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp và vận động nguồn lực.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

Giải đáp những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động

(PNTĐ) -Ngày 24/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"; với sự tham dự của hơn 300 cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Đan Phượng.
Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Hơn 600 điểm cầu tổ chức tập huấn về Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(PNTĐ) - Sáng 23/4, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức lớp tập huấn việc thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các Nghị định liên quan bằng hình thức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy đến 610 điểm cầu cơ sở. Đồng chí Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố dự và phát biểu chỉ đạo.