Đầu xuân, lãnh đạo Trung ương và TP Hà Nội dâng hương tại các di tích lịch sử

Chia sẻ

Trong các ngày 5-6/2/2022 (tức mùng 5, 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần) đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội đã dâng hương tại tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ và đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt gò Đống Đa nhân kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2022) và Khu di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh nhân kỷ niệm 1982 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Tham dự lễ dâng hoa, dâng hương, đại biểu Trung ương tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh ngày 6/2/2022 có các đồng chí: Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; Hà Thị Nga, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam...

Đoàn đại biểu TP Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh cùng lãnh đạo các sở, ban ngành, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mê Linh...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hai Bà TrưngLãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội dâng hương tưởng nhớ Hai Bà Trưng (Ảnh: Phạm Hùng)

Hai Bà Trưng - những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một huyền thoại. Thời kỳ đó, với chính sách thống trị vô cùng tàn bạo và các chế độ cống nạp hà khắc của nhà Hán, nhân dân ta phải sống lầm than, khổ cực.

Năm 40 (sau Công nguyên), Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Hán.

Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước được giải phóng, bà Trưng Trắc được tướng sỹ và nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô tại Mê Linh. Hai Bà Trưng mất, để tưởng nhớ công đức của hai nữ anh hùng dân tộc, nhân dân Mê Linh đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Năm 2018, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội đền Hai Bà Trưng và chứng nhận lễ hội đền Hai Bà Trưng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dâng hoa nhân kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2022) và tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn HuệBí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng dâng hoa nhân kỷ niệm 233 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2022) và tưởng niệm anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (Ảnh: VT)

Trong không khí trang nghiêm, linh thiêng của khu di tích quốc gia đặc biệt đền thờ Hai Bà Trưng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội cùng các đại biểu đã dâng hương, tưởng nhớ, tri ân Hai Bà Trưng - hai nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc, đồng thời tưởng nhớ đến các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt của Hai Bà, những người đã viết nên những trang sử vàng của dân tộc ta trong thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước.

Trước đó, sáng 5/2 (tức mùng 5 tháng Giêng Nhâm Dần), đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội do đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP dẫn đầu đã tới dâng hoa, dâng hương tại tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ và đền thờ Hoàng đế Quang Trung tại Di tích quốc gia đặc biệt gò Đống Đa.

Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 là một trong những chiến công chống ngoại xâm nổi tiếng nhất trong lịch sử Việt Nam và là chiến công oanh liệt nhất của Hoàng đế bách chiến bách thắng Quang Trung.

Cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến phân tranh giữa nhà Trịnh ở phía Bắc và nhà Nguyễn ở phía Nam kéo dài suốt 2 thế kỷ.

Trước anh linh người Anh hùng áo vải cờ đào, các đồng chí lãnh đạo thành phố thành tâm tưởng nhớ người thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn - nhà quân sự với những chiến công vang dội chống thù trong, giặc ngoài ở Quy Nhơn, Phú Yên, Phú Xuân, Rạch Gầm - Xoài Mút và đỉnh cao là chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789.

Tại đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Chủ tịch UBND thành phố Chu Ngọc Anh và lãnh đạo thành phố Hà Nội đã trồng cây trong khuôn viên đền thờ Hoàng đế Quang Trung.

Lễ dâng hoa, dâng hương của Đoàn đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội được thực hiện theo đúng các quy định về phòng dịch Covid-19.

HẢI NAM

Tin cùng chuyên mục

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 25/4, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)”. Ban tổ chức đã nhận được gần 20 tham luận gửi đến Hội thảo đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật.
Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

Đồng bào các dân tộc Điện Biên với tinh thần “cả nước cùng chống giặc”

(PNTĐ) - Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã chung sức, đồng lòng, cùng với cả nước, tích cực chủ động tham gia phục vụ chiến trường với tất cả tinh thần, sức lực, trí tuệ và của cải, tất cả cho chiến thắng.