Đề nghị không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 27/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Các đại biểu đề nghị, không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; về chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở...

 Đề xuất quy định Luật theo hướng mở

Đề nghị không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - ảnh 1
Đại biểu Lê Nhật Thành (Hà Nội) phát biểu

Đại biểu Lê Nhật Thành (Hà Nội) đề nghị không mở rộng và giữ nguyên phạm vi điều chỉnh của luật đã được Chính phủ trình.

Đại biểu Lê Nhật Thành phân tích, theo quy định của hiến pháp và Luật Công an nhân dân và các luật có liên quan, trên thực tế có nhiều lực lượng tình nguyện tự quản tham gia hỗ trợ công an dân trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Tuy nhiên, hỗ trợ có tính chất thường xuyên, nòng cốt có quá trình thực hiện lâu dài trên phạm vi toàn quốc chỉ có ba lực lượng: tổ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách. Còn lực lượng thuộc các tổ chức hội, đoàn thể, lực lượng tình nguyện tự quản khác tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự cơ sở trên cơ sở quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan.

Vị trí chức năng nhiệm vụ tổ chức hoạt động của các lực lượng này cũng có sự khác biệt so với ba lực lượng nêu trên.

Về đề quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, đại biểu đề nghị giữ nguyên như dự thảo Chính phủ trình và không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Bởi vì, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở bản chất là lực lượng quần chúng tự nguyện được tuyển chọn tham gia bảo vệ an ninh trật tự, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, mà tính chất hoạt động là tham gia hỗ trợ theo sự phân công hướng dẫn trực tiếp của công an cấp xã nên việc quy định quyền hạn của lực lượng này là không phù hợp.

Đề nghị không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - ảnh 2
Các đại biểu tham dự kỳ họp

Về đề nghị quy định khung quy định cụ thể mức tối thiểu hỗ trợ thường xuyên hàng tháng, mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bảo hiểm y tế trong dự thảo luật, đại biểu nhất trí với quy định tại thảo luật và đề nghị giữ nguyên như dự thảo Chính phủ trình.

 Đó là không quy định khung, không quy định cụ thể mức tối thiểu hỗ trợ thường xuyên hàng tháng, mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bảo hiểm y tế trong dự thảo luật.

Đại biểu Lê Nhật Thành đề xuất quy định theo hướng mở nhưng trong dự thảo luật để chính quyền địa phương quyết định mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng quyết định mức hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bảo hiểm y tế đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở là phù hợp với thực tế.

Rà soát các quy định để bảo đảm các chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở

Đề nghị không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - ảnh 3

Đại biểu Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) phát biểu

Đại biểu Hoàng Anh Công (Thái Nguyên) cho biết, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở gồm 3 nhóm đối tượng mang tính tự nguyện cao nhưng vẫn cần có quy định để kiểm soát quản lý. 

Theo đại biểu Hoàng Anh Công, luật này liên quan đến đến quyền và lợi ích họp pháp của người dân nên cần có những kiểm soát đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở khi thực hiện nhiệm vụ. Bởi giao nhiệm vụ thì phải có sự kiểm soát thực hiện để bảo đảm không lạm quyền. Do đó, đề nghị cần quy định kiểm soát, quy định về cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh gia, giám sát và xử lý hành vi vi phạm hay nhũng nhiễu người dân. 

Đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát bảo đảm tính chính xác của số liệu để có tính toán phù hợp, rà soát các quy định để bảo đảm các chính sách cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở.

Lực lượng dù có tham gia hay chưa tham gia bảo hiểm y tế thì cũng được hỗ trợ như nhau

Đề nghị không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - ảnh 4
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) cho rằng dự thảo Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở khi được thực thi sẽ góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương, đảm bảo cho nhân dân sống trong môi trường xã hội an toàn trước diễn biến phức tạp của tình tình hình an ninh trật tự hiện nay. Đây chính là kỳ vọng của dự thảo Luật khi được thông qua.

Tán thành với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị không nên mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật đối với các tổ chức tự nguyện, tự quản khác hỗ trợ lực lượng công an đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ không phù hợp với vị trí, vai trò cũng như tính chất hoạt động của tổ chức do chính quyền thành lập.

Về Điều 20 Bố trí địa điểm, nơi làm việc đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, đại biểu cho rằng bố trí địa điểm, nơi làm việc đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại địa điểm, nơi sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố hoặc bố trí tại nơi làm việc của Công an cấp xã hoặc địa điểm, nơi làm việc khác phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và khả năng bảo đảm của địa phương như dự thảo luật là phù hợp, tạo điều kiện cho lực lượng hỗ trợ công an cấp xã trong đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Đề nghị không quy định quyền hạn của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở - ảnh 5
Các đại biểu tham dự kỳ họp

Về chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ, theo khoản 2, và khoản 3 người chưa tham gia bảo hiểm y tế, nếu bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương thì được hỗ trợ thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội, nếu bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; nếu chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí.

Đại biểu cho rằng người tham gia lực lượng dù có tham gia hay chưa tham gia bảo hiểm y tế thì cũng được hỗ trợ như nhau. Điều này sẽ không khuyến khích người tham gia bảo hiểm y tế. Do vậy đề nghị cần nghiên cứu quy định cho phù hợp...

 

Tin cùng chuyên mục

Gần 50 lãnh đạo cơ quan báo chí tham dự tâp huấn "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài"

Gần 50 lãnh đạo cơ quan báo chí tham dự tâp huấn "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài"

(PNTĐ) - Trong khuôn khổ Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024”, ngày 1/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức chương trình tập huấn "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài” cho lãnh đạo các cơ quan báo chí. Tham dự chương trình có khoảng 45 lãnh đạo các cơ quan báo chí trung ương và địa phương trên cả nước.
Ứng Hòa: Những nỗ lực về đích Nông thôn mới

Ứng Hòa: Những nỗ lực về đích Nông thôn mới

(PNTĐ) - Ứng Hòa là huyện thuần nông, với xuất phát điểm thấp trong việc triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới. 12 năm nay, với tinh thần đoàn kết, tranh thủ mọi nguồn lực, nỗ lực bền bỉ, Đảng bộ huyện Ứng Hòa đã tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện xây dựng nông thôn mới. Đến nay, huyện đã “về đích” chương trình nông thôn mới, diện mạo cả vùng quê đã khởi sắc, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 24/10/2023 về việc công nhận huyện Ứng Hoà, Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.
Đổi thay toàn diện ở vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô

Đổi thay toàn diện ở vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô

(PNTĐ) - Sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, hơn 15 năm nay, trong các Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội các nhiệm kỳ đều đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể về công tác dân tộc, và tạo nên bước chuyển biến căn bản trong phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo ở các vùng dân tộc, miền núi của Thủ đô.