Dịch COVID-19 đã khiến 1,4 triệu lao động tự do không có việc làm

Chia sẻ

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội LĐTBXH), dịch COVID-19 bùng phát từ cuối tháng 4/2021 đã tác động lớn đến nhóm lao động tự do (khu vực phi chính thức) và khiến 1,4 triệu người rơi vào trạng thái dễ tổn thương do không có việc làm.

Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) nhận định, khi nhiều doanh nghiệp phải rút khỏi thị trường thì số lao động bị mất việc làm lớn, phải tìm kiếm cơ hội việc làm ở khu vực phi chính thức - nơi nhiều rủi ro, dễ tổn thương. Số lao động phi chính thức quý II/2021 là 20,9 triệu người (chiếm 57,4% lực lượng lao động), tăng 1,4 triệu người (1,6%) so với cùng kỳ năm 2020.

Tỷ lệ lao động phi chính thức hiện nay được ghi nhận là cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây, cho thấy dịch COVID-19 đã đẩy hơn 1,4 triệu người rơi vào trạng thái dễ tổn thương do không có việc làm chính thức.

Trong tháng 7/2021, với sự bùng địch ở các tỉnh phía nam, khiến lao động phi chính thức gặp nhiều khó khăn hơn khi không thể làm việc do phải tạm dừng các hoạt động bán buôn, bán lẻ,…Theo đó, số lao động phi chính thức bị mất việc làm, phải tạm ngừng làm việc, thu nhập giảm chiếm tỉ lệ lớn. Theo thống kê sơ bộ của các tỉnh, số lao động tự do bị mất việc làm, ngừng việc chiếm tỷ trọng lớn, ước tính hơn 5 triệu người. Tại TP Hồ Chí Minh có 18.464 hộ kinh doanh cá thể dừng hoạt động, gần 350.000 lao động tự do mất việc làm; Đồng Nai hơn 20.000 lao động tự do mất việc làm....

Để hỗ trợ cho lao động tự do, nhiều tỉnh đã có những chính sách riêng để chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho người lao động. Người lao động bán vé số, buôn bán không có địa điểm cố định, người làm việc trong các cơ sở giáo dục đào tạo không có hợp đồng lao động,…. là những đối tượng được các tỉnh bước đầu hỗ trợ. Tính đến ngày 4/8, đã có 38/63 tỉnh thành phố lập kế hoạch và phê duyệt danh sách hỗ trợ; trong đó riêng 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội, đã phê duyệt danh sách hỗ trợ trên 791.000 lao động tự do và 47.200 đối tượng đặc thù; đã chi trả hỗ trợ khoảng 767.000 người, với tổng kinh phí 1.037 tỷ đồng.

Theo Cục Việc làm, dịch COVID-19 cũng tác động đến sự dịch chuyển lao động. Do dịch diễn biến ngày càng phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía nam, thời gian thực hiện giãn cách xã hội kéo dài từ cuối tháng 6 đến nay (gần 2 tháng) tạo ra sức ép về chi phí sinh hoạt cũng như tâm lý tránh những khu vực đông dân cư, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao đã khiến cho nhiều người lao động phải nghỉ việc về quê.

Nhiều tỉnh, thành phố đã có kế hoạch để đưa lao động về quê, tuy nhiên do yêu cầu về y tế, mới đưa được hơn 50.000 người trở lại quê, trong đó ưu tiên những người yếu thế, người già trẻ em, phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, với sức ép về cuộc sống hàng ngày, tâm lý lo sợ lây nhiễm dịch bệnh nên nhiều người lao động đã tự phát “ồ ạt” về quê bằng các phương tiện cá nhân, không có đăng ký với chính quyền địa phương, không được theo dõi y tế… 

TP Hồ Chí Minh phong tỏa các nơi ở của các bệnh nhân mắc COVID-19 để xét nghiệm, truy vết, ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Mạnh LinhTP Hồ Chí Minh phong tỏa các nơi ở của các bệnh nhân mắc COVID-19 để xét nghiệm, truy vết, ngăn chặn dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Mạnh Linh
 

Số lao động tự phát di chuyển hơn 100.000 người khiến cho chính quyền các địa phương gặp khó khăn trong việc theo dõi, các khu cách ly y tế quá tải. Luồng di chuyển lao động chủ yếu hiện nay là từ các thành phố nơi tập trung nhiều khu công nghiệp như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về ngược lại các tỉnh khu vực Tây Nguyên, miền Trung. Theo thống kê nhanh của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhu cầu lao động được trở về quê ngày càng cao, hiện nay có hơn 50.000 người đăng ký với chính quyền địa phương.

Việc di chuyển lao động là một tín hiệu cho thấy nguy cơ “thiếu hụt lao động” với số lượng lớn trong và sau dịch, đặc biệt là sự thiếu hụt lao động phổ thông làm việc trong các doanh nghiệp gia công ngành da giày, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử… Theo Hiệp hội dệt may, số lao động hiện đáp ứng được 65-70% nhu cầu, trong thời gian Quý III, IV để đáp ứng nhu cầu các đơn hàng thì số lượng lao động cần tuyển khá lớn.

Do đó, sự dịch chuyển lao động một cách tự phát như trong cuối tháng 7 vừa qua cho thấy khả năng chịu đựng, chống lại với dịch bệnh của người lao động cũng như doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề để phục hồi thị trường lao động trong thời gian tới.

(Theo VOV.VN)

Tin cùng chuyên mục

Xã Dương Xá đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

Xã Dương Xá đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm 2024

(PNTĐ) - Tối 28/3, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Dương Xá, huyện Gia Lâm long trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và khai mạc Lễ hội truyền thống Đền - Chùa Bà Tấm năm 2024, chào mừng kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan (07/3/1044 - 07/3/2024)
 Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm về hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(PNTĐ) -Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.