Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Bổ sung thêm nội dung người lao động bàn và quyết định

HOÀNG LAN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Tiếp tục phiên làm việc chiều 22/10, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đã có 173 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại Tổ và Hội trường và 04 đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến bằng văn bản. Về cơ bản, các vị đại biểu Quốc hội đều tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và những nội dung cơ bản của dự thảo Luật; bên cạnh đó, các vị đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến và thể hiện quan điểm về từng nội dung cụ thể để hoàn thiện dự thảo Luật.

Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan tổ chức các hoạt động nghiên cứu, khảo sát, lấy ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp cũng như các chuyên gia, nhà khoa học để giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tổ chức phiên họp chuyên đề tháng 8/2022 cho ý kiến về dự án Luật này. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 06 chương và 91 điều; giảm 01 chương, tăng 17 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3; bám sát các quan điểm xây dựng luật, thể chế hóa kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng về phát huy dân chủ ở cơ sở và phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở: Bổ sung thêm nội dung người lao động bàn và quyết định - ảnh 1
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ tên gọi của dự thảo Luật là “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở”, đồng thời điều chỉnh bố cục của dự thảo Luật để làm rõ hơn cách thức tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở trong từng loại hình và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát, cập nhật đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động, bổ sung các quy định để bảo đảm việc thực hiện dân chủ của người lao động thực chất hơn, có tính khả thi hơn, không chỉ giới hạn trong việc bảo đảm thực hiện quan hệ lao động mà còn mở rộng hơn với tư cách là công dân tham gia quản lý xã hội.

Dự thảo Luật cũng đã được chỉnh lý theo hướng quy định về nội dung, hình thức công khai thông tin, tham gia ý kiến tại cơ quan, đơn vị phù hợp với thực tiễn áp dụng và loại trừ các nội dung, thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật; quy định về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định...

Sau phần trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, các đại biểu thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

(PNTĐ) - Sáng 18/7, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em. Đây là tổ chức tự nguyện của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo các cấp và những người hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em, do Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy làm Chủ nhiệm.
Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

(PNTĐ) - Ngày 18/7, đoàn công tác Công an thành phố Hà Nội do Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa và xúc động khi đến thăm Khu di tích Nha Công an Trung ương (xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang).
Chủ động rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Chủ động rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

(PNTĐ) -  Chiều 18/7, HĐND phường Cửa Nam khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 2 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp chuyên đề quan trọng sau khi bộ máy chính quyền phường Cửa Nam mới chính thức đi vào hoạt động.