Đưa dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet (OTT) vào quản lý

THẢO HƯƠNG
Chia sẻ

(PNTĐ) -Trình bày Tờ trình về dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) trong sáng 2/6 tại chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Dự thảo Luật gồm 10 chương, 74 điều.

Mục đích xây dựng Luật nhằm thể chế hóa đầy đủ, đúng chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong hoạt động viễn thông, phát triển hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác tạo nền tảng cho phát triển kinh tế số, xã hội số. Đồng thời, khắc phục những vấn đề vướng mắc về thể chế, lỗ hổng chính sách, bất cập trong các quy định của Luật Viễn thông 2009 và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động viễn thông gây hạn chế quá trình phát triển.

Đưa dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet (OTT) vào quản lý - ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng

Nêu các vấn đề mới cần quy định để thúc đẩy phát triển viễn thông, Bộ trưởng TT&TT cho hay, xu hướng phát triển rất nhanh của viễn thông chuyển đổi thành hạ tầng số với sự xuất hiện của các loại hình dịch vụ, mô hình kinh doanh mới đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện quy định quản lý để thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây theo hướng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, phổ cập và tiết kiệm năng lượng, hình thành hạ tầng số.

Dự thảo Luật đã hoàn thiện để điều chỉnh các mô hình, dịch vụ mới như: Xác định hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây là một phần quan trọng của hạ tầng số; điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông qua vệ tinh theo nguyên tắc quản lý chặt, đảm bảo an ninh, chủ quyền quốc gia, phù hợp với cam kết quốc tế; điều chỉnh hoạt động bán buôn trong viễn thông để đảm bảo thúc đẩy thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, bền vững.

Bên cạnh đó, bổ sung quy định quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (dịch vụ OTT viễn thông) theo nguyên tắc tạo thuận lợi cho phát triển nhưng có quản lý để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh.

Đối với các nội dung mới có thể phát sinh trong tương lai như Internet thế hệ mới, mô hình hoạt động viễn thông mới, dự thảo Luật bổ sung quy định giao thẩm quyền cho Chính phủ ban hành các quy định điều chỉnh mới theo nguyên tắc phù hợp với quy định chung đã có của Luật.

Đưa dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet (OTT) vào quản lý - ảnh 2
Toàn cảnh phiên họp

Trong đó, về quản lý hoạt động bán buôn trong viễn thông, Bộ trưởng cho rằng, tài nguyên viễn thông là hữu hạn và việc thiết lập hạ tầng viễn thông yêu cầu mức đầu tư lớn, chỉ có một số ít doanh nghiệp đủ khả năng thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

“Nghĩa vụ của doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường phải bán buôn cho doanh nghiệp khác khi có yêu cầu nhằm thúc đẩy thị trường bán buôn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, phát triển dịch vụ, ứng dụng mới” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet, theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, các dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet (gọi tắt là OTT viễn thông) được sử dụng ngày càng phổ biến, có khả năng thay thế cho các dịch vụ viễn thông trong khi pháp luật hiện hành chưa có quy định quản lý, dẫn đến không bảo đảm quyền lợi của người sử dụng, an toàn, an ninh thông tin.

Dự thảo Luật đưa ra các quy định quản lý dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet theo nguyên tắc: Đưa khái niệm dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet vào dự thảo Luật, việc phân loại cụ thể dịch vụ này do Chính phủ quy định chi tiết.

Dự thảo Luật bổ sung quy định nội hàm hoạt động bán buôn trong viễn thông bao gồm: Hoạt động cho thuê hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp, phù hợp với nhu cầu, xu hướng hợp tác kinh doanh trên thị trường viễn thông đặc biệt khi triển khai công nghệ 5G và bán lưu lượng dịch vụ viễn thông cho doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ cho người sử dụng; quy định nguyên tắc thực hiện bán buôn trong viễn thông bảo đảm minh bạch, công bằng, hợp lý, không phân biệt đối xử phù hợp với thông lệ quốc tế.       
 

Tin cùng chuyên mục

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ

(PNTĐ) - Chiều 2/5, tại kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Theo đó, Quốc hội đã xem xét miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021- 2026, đồng thời cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Vương Đình Huệ.
Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

Sẵn sàng cho màn diễu binh hàng không trên bầu trời Điện Biên

(PNTĐ) - Sau khoảng 2 tuần khẩn trương luyện tập, đến nay các tổ bay của Trung đoàn 916, Sư đoàn 371; Trung đoàn 930, Sư đoàn 372 và Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không Không quân, Bộ Quốc phòng) đã sẵn sàng các điều kiện cho cuộc diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào ngày 7/5.
Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

Phụ nữ Thủ đô hướng về Điện Biên

(PNTĐ) - Hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, các cấp Hội LHPN Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động, trao tặng các công trình, phần việc ý nghĩa, tạo được sức lan tỏa tích cực trong cán bộ hội viên phụ nữ và người dân. Qua đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

Bài cuối: Chiến thắng của ý chí và sức mạnh dân tộc

(PNTĐ) - 70 năm trôi qua, những bài học từ chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay. Trong đó, phát huy sức mạnh của “thế trận lòng dân” dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng là một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất thời kỳ đổi mới.