Giám đốc Sở Công Thương Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn về quản lý chợ cóc

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 9/7, tại kỳ họp thứ 25, Giám đốc Sở Công Thương Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn của đại biểu HĐND TP Hà Nội về quản lý chợ cóc, an toàn thực phẩm ở chợ trên địa bàn thành phố.

Trả lời đại biểu Vũ Mạnh Hải nêu vấn đề quản lý chợ cóc, chợ tạm tràn lan gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm và giải pháp gì giải quyết triệt để chợ cóc, tháo gỡ vướng mắc nhằm phát triển chợ văn minh, hiện đại, đảm bảo an toàn thực phẩm, Giám đốc Sở Công Thương Võ Nguyên Phong cho biết: Sở báo cáo, việc phát triển chợ được Thành ủy, HDND, UBND quan tâm, tại Chương trình 03 về phát triển đô thị, chỉnh trang đô thị cũng đã đưa nội dung các chỉ tiêu phát triển chợ là 1 trong 19 nhóm chỉ tiêu tập trung lãnh đạo chỉ đạo. Giai đoạn 2021-2025, đã khởi công 18 chợ, cơ bản hình thành 18 chợ, cải tạo, sắp tới khởi công 15 chợ, cải tạo 20 chợ, hoàn thành vượt mức Chương trình 03 của Thành uỷ.

Giám đốc Sở Công Thương Võ Nguyên Phong trả lời chất vấn về quản lý chợ cóc - ảnh 1
Giám đốc Sở Công Thương Võ Nguyên Phong trả lời đại biểu.

Về phát triển chợ, đảm bảo an toàn PCCC, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, còn tồn tại các điểm kinh doanh tự phát, chợ cóc, không nằm trong quy hoạch, không nằm trong hệ thống nào, là hoạt động tự phát, trách nhiệm quản lý, xử lý thuộc chính quyền địa phương. Theo số liệu báo cáo hiện có 85 chợ cóc.

Thời gian tới, để thực hiện tốt công tác giải toả chợ cóc, xây dựng chợ văn minh, Giám đốc Sở Công Thương đề xuất 4 nội dung: Thực hiện chính quyền 2 cấp, xã phường rà soát, thống kê, lập kế hoạch xử lý; phải duy trì việc xử lý này, xử lý không có chốt trực thì lại phát sinh trở ại nên phải đảm bảo duy trì các khu vực hình thành tự phát. 

Thứ hai là tăng cường tuyên truyền người dân thực hiện mua sắm, có thói quen mua bán tại các chợ truyền thống, trung tâm mua sắm thay vì mua bán tại các điểm kinh doanh tự phát. Tạo thói quen mua sắm loại hình hiện đại cho người dân.

Thứ ba, đầu tư các chợ theo quy hoạch, có cơ chế chính sách đưa các tiểu thương vào các chợ, tạo điều kiện kiểm soát kinh doanh tự phát, người dân mua sắm hàng hoá đảm bảo chất lượng sản, an toan thực phẩm, giúp các đơn vị sản xuất thực hiện đúng các quy định pháp luật.

Thứ 4, tiếp tục có chính sách, Sở cùng các sở ngành nghiên cứu chính sách liên quan đến huy động nguồn lực xã hội hoá, phát triển chợ, chính sách liên quan đến giá, vé chợ, giúp tiểu thương vào chợ truyền thống, tránh mua bán chợ tự phát. 

Liên quân đến an toàn thực phẩm trong các chợ, xây dựng đề án, tăng cường công tác an toàn thực phẩm trong các chợ, các quận huyện hoàn thành rà soát thống kê, tuyên truyền nội dung đề án đã chuyển biến rõ rệt. 

Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số chỉ tiêu đạt dưới 5%, trong đó có chỉ tiêu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, an toàn thực phẩm tại chợ, Sở đề xuất, liên quan đến tuyên truyền, tập trung tuyên truyền, tập huấn các xã phường tiếp tục triển khai kịp thời đề án.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, liên quan an toàn phòng cháy chữa cháy, an toàn thực phẩm, kiểm tra, quản lý phối hợp với chính quyền kiểm tra nguồn gốc hàng hoá, góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục