Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư dự án đường Vành đai 4

KHẢI HOÀ
Chia sẻ

(PNTĐ) -Chủ tịch UBND thành phố đã phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thành phần 1.1: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường song hành (đường đô thị), hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia địa phận thành phố Hà Nội) thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.

Mục tiêu và nhiệm vụ của dự án là thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có mặt bằng “sạch” trên địa phận thành phố phục vụ triển khai thi công đầu tư tuyến đường Vành đai 4 theo đúng tiến độ và ổn định cuộc sống người dân trong phạm vi giải phóng mặt bằng; giải quyết khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quá trình thực hiện dự án.

Hà Nội chi gần 1.000 tỷ đồng xây dựng khu tái định cư dự án đường Vành đai 4 - ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh tại khu vực vành đai 4 giao với đại lộ Thăng Long, sáng 27/1. Ảnh: Hoàng Phong

Phạm vi thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín) của TP Hà Nội.

Cùng với công tác giải phóng mặt bằng, TP Hà Nội đang đẩy nhanh việc xây dựng các khu tái định cư giúp dự án đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ.

Cùng với công tác giải phóng mặt bằng, TP Hà Nội đang đẩy nhanh việc xây dựng các khu tái định cư giúp dự án đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ.

Trong đó, diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng tuyến đường Vành đai 4 và đất hành lang dự trữ đường sắt quốc gia là khoảng 812,07 ha (diện tích trong chỉ giới: khoảng 796,77 ha; diện tích ngoài chỉ giới phục vụ hoàn trả kênh mương nội đồng, hoàn trả hệ thống điện cao thế, vượt nối đường giao thông hiện hữu... khoảng 15,30 ha).

Diện tích đất thu hồi phục vụ xây dựng các khu tái định cư là khoảng 39,28 ha (tương ứng với 13 khu tái định cư trên địa bàn 5 huyện: Mê Linh; Đan Phượng; Hoài Đức; Thanh Oai; Thường Tín).

Giá trị tổng mức đầu tư: 13.362 tỷ đồng, đây là vốn đầu tư công, nguồn từ ngân sách Trung ương và địa phương. Trong đó, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 11.252,58 tỷ đồng; di chuyển điện cao thế từ 110kV đến 500kV: 530,02 tỷ đồng; chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư tổng thể: 7,58 tỷ đồng; các chi phí khác liên quan: 611,19 tỷ đồng.

Hà Nội cũng dành 960,87 tỷ đồng cho 13 dự án xây dựng khu tái định cư ở 5 huyện, gồm: 3 dự án ở xã Vân Khê, Đại Thịnh và Chu Phan, huyện Mê Linh; 2 dự án ở xã Hạ Mỗ, Hồng Hà, huyện Đan Phượng; 2 dự án tại xã Đức Thượng và Đông La, huyện Hoài Đức; 2 dự án tại xã Cự Khê và Tam Hưng, huyện Thanh Oai; 4 dự án tại xã Khánh Hà, Văn Bình; Hồng Vân và Vân Tảo, huyện Thường Tín. Thời gian chuẩn bị, thực hiện dự án đầu tư từ năm 2022 đến năm 2024. Trong đó, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong năm 2023, thực hiện xong toàn bộ Dự án thành phần 1.1 trong năm 2024.

Quyết định cũng nêu rõ trách nhiệm của UBND các quận, huyện liên quan phải rà soát các số liệu điều tra, khảo sát, chính sách áp dụng, chi phí thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và công bằng giữa tổ chức với các hộ gia đình, cá nhân theo đúng quy định hiện hành.

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo công khai, minh bạch; ổn định cuộc sống của người dân, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có đất bị thu hồi; quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả, không để xảy ra việc tái lấn chiếm quỹ đất đã được thu hồi; làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân khi triển khai thực hiện dự án; kịp thời xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và những vấn đề phát sinh, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn...

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

Đề xuất tăng thuế rượu, bia, thuốc lá và thêm nước ngọt có đường từ năm 2027

(PNTĐ) - Ngày 9/5, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã trở thành tâm điểm thảo luận tại Kỳ họp Quốc hội, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu cũng như dư luận xã hội. Những đề xuất điều chỉnh thuế suất đối với các mặt hàng quen thuộc như rượu, bia, thuốc lá và đặc biệt là việc bổ sung nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế đang mở ra những tranh luận sâu sắc về tác động kinh tế, xã hội và mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

Ngày hội “Sinh viên 5 tốt”: Để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động và khát vọng cống hiến

(PNTĐ) - Đất nước đang trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của dân tộc, vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, mỗi sinh viên cần chủ động thích nghi với những chuyển đổi nhanh chóng của xã hội, nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức, thể lực, kỹ năng hội nhập; khơi dậy trách nhiệm với cộng đồng và đổi mới sáng tạo. Ngày hội “Sinh viên 5 tốt” không chỉ vinh danh, mà còn là diễn đàn để khơi nguồn cảm hứng, để sinh viên Hà Nội thể hiện trí tuệ, sự năng động, khát vọng cống hiến và tinh thần hội nhập.
Hà Nội sẽ gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Hà Nội sẽ gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(PNTĐ) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND về tổ chức Hội nghị “Gặp mặt và biểu dương người làm báo tiêu biểu Thủ đô” nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và Trao giải Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025.