Hà Nội đề xuất chi hơn 26.300 tỷ đồng cho phòng cháy chữa cháy

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND Thành phố về việc xem xét, thống nhất chủ trương ban hành Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC&CNCH trên địa bàn giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội, Thành phố hiện có 159.780 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trong đó, có 8.261 cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, 01 cảng hàng không quốc tế, 08 cảng sông, 10 khu công nghiệp, khu công nghệ cao, 70 cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và khoảng trên 500 khu dân cư, làng nghề có nguy cơ cháy, nổ cao.

Những năm vừa qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PCCC&CNCH của thành phố vẫn còn một số hạn chế, điển hình như: vẫn còn những vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng về người xảy ra tại nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh và một số loại hình cơ sở khác trong khu dân cư.

Hà Nội đề xuất chi hơn 26.300 tỷ đồng cho phòng cháy chữa cháy - ảnh 1
Giảng viên hướng dẫn cho các hội viên về thao tác sử dụng bình chữa cháy cầm tay, lăng vòi chữa cháy...

Trong khi đó, điều kiện hạ tầng, giao thông, nguồn nước liên quan phục vụ chữa cháy, CNCH chưa đồng bộ để đáp ứng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội; nhận thức, ý thức trong công tác PCCC, CNCH của một bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương (nhất là cấp phường, xã), người đứng đầu cơ sở và người dân chưa cao...

Thống kê trong 10 năm (2014 - 2023), Hà Nội xảy ra 4.459 vụ cháy, 18 vụ nổ; ngoài ra có khoảng trên 8.000 vụ sự cố nhỏ khác (cháy rác, phế liệu; chập dây dẫn điện trên cột; chập điện, sơ xuất trong đun nấu trong nhà dân).

Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC&CNCH được xây dựng và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thường xuyên và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá nhằm từng bước tháo gỡ, giải quyết những tồn tại, bất cập, khó khăn, vướng mắc, đảm bảo khai thác tối đa nguồn lực để nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn PCCC&CNCH trên địa bàn thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nội dung đề án hướng đến việc đưa ra dự báo tình hình và 5 nhóm giải pháp với 13 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá. Trong đó sẽ làm tốt công tác quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng; tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại liên quan PCCC&CNCH; đầu tư phát triển hạ tầng PCCC&CNCH (gồm hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp nước và hệ thống thông tin liên lạc)…

Về lộ trình thực hiện, giai đoạn 1 (từ nay đến năm 2025) tổ chức phổ biến, quán triệt toàn văn đề án; tập trung triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của đề án đã được phân công cụ thể trong giai đoạn này.

Giai đoạn 2 (năm 2026 - 2030) thực hiện nội dung, nhiệm vụ, giải pháp của đề án đã được phân công cụ thể trong giai đoạn này và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ chưa hoàn thành trong giai đoạn đến 2025 (nếu có). Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn tiếp theo.

Dự kiến sơ bộ khái toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ đề án (cả 2 giai đoạn) khoảng hơn 26.300 tỉ đồng bằng vốn ngân sách.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

4 tháng đầu năm, một số ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao

4 tháng đầu năm, một số ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao

(PNTĐ) - Trong 4 tháng đầu năm nay, một số ngành chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 17,1%; sản xuất xe có động cơ tăng 15,3%; dệt tăng 15,2%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 14,8%; sản xuất kim loại tăng 8,5%; sản xuất máy móc, thiết bị khác tăng 34,1%.