Hà Nội đề xuất nhiều giải pháp ứng phó thiên tai lớn trong thời gian tới

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) - Để làm tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian tới, thành phố Hà Nội đề nghị cho phép nghiên cứu, xây dựng và sớm triển khai đầu tư hệ thống công trình đê điều, thủy lợi và các hồ chứa lớn trên địa bàn thành phố.

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả bão số 3 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 28/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cho biết, ứng phó với bão lũ, thành phố Hà Nội đã yêu cầu tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, xây dựng kịch bản, kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” một cách thực chất để bảo đảm sự chủ động ứng phó, không lơ là, chủ quan trong mọi tình huống; giao các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ phụ trách địa bàn trực tiếp xuống cơ sở để chỉ đạo.

Hà Nội đề xuất nhiều giải pháp ứng phó thiên tai lớn trong thời gian tới - ảnh 1
Quang cảnh hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão số 3 tại điểm cầu thành phố Hà Nội. Ảnh Quang Thái

Tuy nhiên, do bão số 3 có phạm vi ảnh hưởng rất rộng và cường độ rất mạnh, cùng với tình hình mưa, lũ lớn sau bão rất phức tạp, gây thiệt hại về người và tài sản trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, bão lũ đã làm 4 người chết, 28 người bị thương; gần 100.000 cây bị gãy, đổ (bao gồm cây đô thị và các loại cây khác); làm tốc mái hơn 3.000 mái tôn; hơn 2.800 gia súc bị chết, 460.000 gia cầm bị chết, thất lạc; 30.000 hộ dân bị ngập lụt nhà ở; hơn 23.000ha lúa bị gãy, đổ, dập nát; hơn 4.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại...

Ngoài ra, mưa lũ lớn đã gây ra 40 sự cố đê điều, hơn 150 sự cố công trình thủy lợi… Ước thiệt hại ban đầu trong sản xuất nông nghiệp sau bão, lũ là hơn 2.287 tỷ đồng; trong đó trồng trọt là 1.956 tỷ đồng, chăn nuôi là 32 tỷ đồng, thủy sản là 299 tỷ đồng...

Khắc phục hậu quả, thành phố Hà Nội đã tổ chức thăm hỏi, động viên, chia sẻ, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người mất, người bị thương và gia đình bị thiệt hại do thiên tai.

Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội đã tập trung huy động nhân lực, thiết bị xử lý cây xanh bị đổ, gãy, bật gốc… để bảo đảm an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; khôi phục, bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, hệ thống thông tin; đã sơ tán, di dời hơn 78.000 người tại các địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ.

Hỗ trợ người dân Thủ đô và các tỉnh, thành phố bị thiệt hại do bão lũ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã kêu gọi và tiếp nhận đăng ký ủng hộ hơn 200 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân. Từ nguồn lực này đã hỗ trợ nhân dân Thủ đô 15,9 tỷ đồng, hỗ trợ các tỉnh bị thiệt hại 85,94 tỷ đồng và nhiều nhu yếu phẩm...

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.

Với nguồn lực này, thành phố Hà Nội bổ sung cho các quỹ là 1.290 tỷ đồng (qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách thành phố Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Khuyến nông); hỗ trợ khắc phục thiệt hại, phục hồi sản xuất nông nghiệp theo Nghị định số 02 của Chính phủ khoảng 148 tỷ đồng; ban hành nghị quyết của HĐND thành phố về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sản xuất cây vụ Đông năm 2024 với số tiền khoảng 213 tỷ đồng; chi khắc phục các sự cố công trình thủy lợi, đê điều khoảng 694 tỷ đồng.

Hà Nội đề xuất nhiều giải pháp ứng phó thiên tai lớn trong thời gian tới - ảnh 2
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3. Ảnh: Quang Thái

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cơn bão số 3 đã đi qua nhưng hậu quả để lại còn nhiều việc phải làm. Hiện nay, thành phố Hà Nội đang thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17-9-2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, ổn định đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp chống úng ngập tại những địa phương vẫn còn bị ảnh hưởng bởi mưa lũ sau bão, đặc biệt là địa phương còn nhiều người sơ tán như Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai; tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống sau bão lũ…

Thành phố Hà Nội cũng đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, áp dụng các giải pháp công trình, triển khai quy hoạch nhằm tiêu thoát nước cho sông Đáy và hỗ trợ, đề xuất các giải pháp ứng phó lũ rừng ngang khu vực sông Bùi, sông Tích thường xuyên gây ngập lụt tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất, Mỹ Đức...

Đồng chí Nguyễn Thị Tuyến cũng đề nghị các bộ, ngành nghiên cứu phương án xây dựng đập điều tiết ngang sông Hồng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được duyệt trong Quy hoạch Phòng chống thiên tai và thủy lợi, nhằm giải quyết đa mục tiêu, các vấn đề về nguồn nước tưới, tiêu hiện nay trên địa bàn Thủ đô. Sớm ban hành các quy định, hướng dẫn triển khai Luật Phòng thủ dân sự; điều chỉnh Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh theo hướng tăng mức hỗ trợ; tháo gỡ các vướng mắc khó khăn và sửa đổi bổ sung Nghị định số 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ Phòng, chống thiên tai làm cơ sở cho các địa phương triển khai thực hiện.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ Long Biên rộn ràng lời ca chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Phụ nữ Long Biên rộn ràng lời ca chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

(PNTĐ) - Với chiều dài lịch sử, tinh thần yêu nước, niềm tự hào, tình yêu với Hà Nội, phụ nữ Long Biên đã cùng với nhân dân Thủ đô đoàn kết, sáng tạo, có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng thành phố văn hiến, văn minh hiện đại, đóng góp xây dựng Thủ đô xứng đáng với những danh hiệu “Thủ đô anh hùng” “Thành phố vì hòa bình” “Thành phố sáng tạo”.
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Quận Tây Hồ

Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Quận Tây Hồ

(PNTĐ) - Chiều 26/9, Đoàn công tác của Thường trực Thành ủy do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Thành phố làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cựu quân nhân, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn quận Tây Hồ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Phát huy hơn nữa trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc  ​

Phát huy hơn nữa trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ​

(PNTĐ) - Chiều 27/9, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội TP quý III/2024. Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến dự, chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự và chủ trì Hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương; Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn.