Hà Nội hướng đến mục tiêu 80% số ngày trong năm đạt tiêu chuẩn không khí tốt

Nhật Vy
Chia sẻ

(PNTĐ) - Thành phố Hà Nội đưa ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2030, ít nhất 75-80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình. Giảm khoảng 20% lượng bụi PM2.5 từ các nguồn thải chính so với năm 2019, tương đương khoảng 6.200 tấn bụi PM2.5.

Thông tin trên được nêu tại Tọa đàm "Giảm khí thải bằng chuyển đổi phương tiện xanh: Câu chuyện không phải dễ hay khó” diễn ra Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức ngày 15/8.

Hà Nội hướng đến mục tiêu 80% số ngày trong năm đạt tiêu chuẩn không khí tốt  - ảnh 1
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại tọa đàm.

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị, Trưởng Ban tổ chức cho biết, trước thực trạng ô nhiễm không khí, đặc biệt là khu vực nội đô ngày càng đáng lo ngại, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí TP Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Theo đó, Hà Nội đưa ra mục tiêu phấn đấu tới năm 2030, ít nhất 75-80% số ngày trong năm có chỉ số chất lượng không khí ở mức tốt và trung bình, giảm khoảng 20% lượng bụi PM2.5 từ các nguồn thải chính so với năm 2019, tương đương khoảng 6.200 tấn bụi PM2.5.

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, vấn đề quan trọng nhất mà Hà Nội cần làm là giảm các nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí. Trong đó, khí thải từ hoạt động giao thông là là mục tiêu hàng đầu, mà  cụ thể là giảm thiểu phương tiện cá nhân, tăng phương tiện công cộng; giảm phương tiện sử dụng nhiên liệu  có nguốn gốc hóa thạch thay bằng phương tiện xanh thân thiện với môi trường.  Song, với dân số khoảng 10 triệu người; lượng xe mô tô, xe 2 bánh gần 7 triệu phương tiện, xe ô tô 1,1 triệu phương tiện và khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các địa phương lân cận di chuyển, việc kiểm soát phương tiện cá nhân sẽ rất khó khăn.

Báo cáo tại Tọa đàm cho thấy, Hà Nội hiện có 132 tuyến buýt trợ giá với hơn 2.000 xe buýt, trong đó có 277 xe điện và xe sử dụng nhiên liệu sạch CNG, chiếm 13,6% tổng số phương tiện.

Đặc biệt, Hà Nội cũng đã có 02 tuyến đường sắt đô thị (tàu điện) đi vào hoạt động, Cách đây gần 3 năm  là  tuyến Cát Linh- Hà Đông và mới đây là tuyến Nhổn – Ga Hà Nội. 

Việc phát triển giao thông công cộng có những tiến bộ, song vẫn khiêm tốn so với dân số là lượng phương tiện cá nhân trên địa bàn Hà Nội. 

Hà Nội hướng đến mục tiêu 80% số ngày trong năm đạt tiêu chuẩn không khí tốt  - ảnh 2
Hà Nội hướng đến mục tiêu 80% số ngày trong năm đạt tiêu chuẩn không khí tốt và tung bình (ảnh: minh họa).

Tại Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải đã  nêu rõ, từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45%-50%. 

Tiếp đó, trong giai đoạn 2031-2050, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh. Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 10%.

PGS.TS Bùi Thị An, nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng: Hà Nội có rất nhiều chủ trương quan trọng, giải pháp hỗ trợ, tuy nhiên chưa thực hiện hiệu quả. Vậy nên cần thay thế các phương tiện giao thông bằng phương tiện công cộng nhiều hơn, không dùng nguyên liệu hóa thạch là trước hết. Thứ hai là cần quan tâm đến đường xá, tài chính đầu tư hạ tầng; thứ ba là cần có sự kết nối chặt chẽ trong hệ thống giao thông, tăng cường hệ thống hạ tầng giao thông tốt. Cùng với đó là có những chế tài đi kèm khi thực hiện.

Tại Tọa đàm, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải chia sẻ: "TP Hà Nội đang hoàn thiện và trình Thủ tướng Quy hoạch thủ đô. Việc rất quan trọng mà cần làm ngay là giải quyết ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm và ùn tắc đang làm ảnh hưởng đến sự phát triển thủ đô và đời sống người dân. Vì vậy, khi lấy người dân làm trung tâm, đo đếm được cụ thể người dân được hưởng lợi những gì, chúng ta sẽ có những giải pháp hiệu quả".

Phó chủ tịch UBND Thành phố khẳng định, Hà Nội đang rất quyết tâm chuyển đổi sang sử dụng phương tiện giao thông điện.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

50 năm, Hội Nông dân huyện Hoài Đức đã phát triển 15.000 hội viên

50 năm, Hội Nông dân huyện Hoài Đức đã phát triển 15.000 hội viên

(PNTĐ) - Tổ chức Hội Nông dân huyện Hoài Đức được thành lập từ tháng 3/1975. Qua 11 kỳ Đại hội, 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, Hội Nông dân huyện Hoài Đức đã khẳng định vai trò quan trọng trong xây dựng khối đoàn kết của giai cấp nông dân, khối đại đoàn kết toàn dân trên địa bàn huyện, đóng góp tích cực cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Viện pháp y tâm thần Trung ương, bắt giữ 40 đối tượng liên quan

Khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Viện pháp y tâm thần Trung ương, bắt giữ 40 đối tượng liên quan

(PNTĐ) - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Tàng trữ trái phép chất ma túy, Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Môi giới hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Viện pháp y tâm thần Trung ương, Hà Nội và tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, ra Quyết định khởi tố và áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 40 đối tượng, trong đó có 36 bị can là lãnh đạo, cán bộ Viện pháp y tâm thần Trung ương.