Hình thành chuỗi để doanh nghiệp đứng ra sản xuất, cung cấp suất ăn cho học sinh

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chiều 8/7, thảo luận tại tổ đại biểu HĐND TP tại kỳ họp thứ 25, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, tới đây sẽ hình thành chuỗi để doanh nghiệp đứng ra sản xuất, cung cấp suất ăn cho học sinh. Chuỗi từ đồng ruộng đến bếp ăn sẽ hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của người dân Thủ đô trong việc cung cấp suất ăn ngay cho học sinh.

Đại biểu Nguyễn Đình Hưng đề nghị, xây dựng tiêu chuẩn dinh dưỡng khoa học, lựa chọn đơn vị cung ứng chuyên nghiệp để đảm bảo mỗi bữa ăn không chỉ ngon, an toàn mà còn đủ chất. Song song đó, nâng cao chất lượng khám sức khỏe học đường, kết hợp sàng lọc, tư vấn dinh dưỡng và xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử.

Hình thành chuỗi để doanh nghiệp đứng ra sản xuất, cung cấp suất ăn cho học sinh - ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Đình Hưng thảo luận.

Theo đại biểu, đây là sự đầu tư chiến lược nhằm cải thiện tầm vóc và thể chất cho học sinh Thủ đô, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Liên quan vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đại biểu Nguyễn Mạnh Hải cho rằng, đây luôn là đề tài nóng, muốn giải quyết phải từ gốc, dù có thanh kiểm tra, xử phạt cũng không thể triệt để do nguồn cung nhiều qua đường tiểu ngạch, khó quản lý. Vừa qua, Nhà nước đã thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, cùng với tuyên truyền thì vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng lậu đã giảm. Nhưng nhu cầu của người dân vẫn cần, vì thế TP cần có cơ chế chính sách để các doanh nghiệp đầu tư, tăng nguồn cung phục vụ người dân.

Về Nghị quyết Hỗ trợ bữa ăn cho học sinh tiểu học, đại biểu Vũ Mạnh Hải đề nghị có cơ chế để giao cho cơ quan chuyên môn, đơn vị chuyên nghiệp làm công tác cung cấp suất ăn. Doanh nghiệp tự tổ chức cung cấp, vận chuyển, bảo đảm nguồn gốc thực phẩm, an toàn thực phẩm, còn nhà trường chỉ nên làm công tác giảng dạy.

Hình thành chuỗi để doanh nghiệp đứng ra sản xuất, cung cấp suất ăn cho học sinh - ảnh 2
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền thảo luận.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, tới đây sẽ hình thành chuỗi để doanh nghiệp đứng ra sản xuất, cung cấp suất ăn cho học sinh. Chuỗi từ đồng ruộng đến bếp ăn sẽ hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của người dân Thủ đô trong việc cung cấp suất ăn ngay cho học sinh.

Về vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm, Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, thời gian vừa qua, Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn vấn đề kiểm soát tồn dư hóa chất, quy trình giết mổ... hiện Sở Nông nghiệp và Môi trường đang hoàn thiện quy trình, cần đẩy nhanh tiến độ. UBND TP đã giao Sở Công Thương kiểm soát các chợ, trong đó giao các chợ kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa.

Các đại biểu HĐND TP cũng cho rằng, cần tăng cường truyền thông đối với công tác an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung nâng cao nhận thức cho hai đối tượng chính. Thứ nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh, từ người nuôi trồng đến các nhà hàng, bếp ăn tập thể, phải hiểu rõ vai trò và trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Thứ hai là người tiêu dùng, cần được trang bị kiến thức để nhận diện và tẩy chay các sản phẩm không an toàn.

Song, việc này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, từ chính quyền địa phương đến các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh. Xây dựng một cơ chế giám sát từ cộng đồng, phát hiện sớm và công khai các cơ sở vi phạm, đồng thời vinh danh những đơn vị làm tốt, tạo ra một văn hóa tiêu dùng và sản xuất an toàn trên toàn xã hội.

Theo đại biểu Nguyễn Văn Thắng, với hàng giả, hàng nhái đang thực sự là “cuộc chiến” khi nhiều thông tin về chính sách người dân không năm rõ, bên cạnh đó là vấn đề lợi dụng người nổi tiếng quảng cáo, buôn bán trên mạng không đạt tiêu chuẩn… gây ảnh hưởng lớn đến người dân.

Do đó, TP cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về các chính sách, đặc biệt liên quan đến sức khỏe người dân càng phải đẩy mạnh quyết liệt, tránh hiểu nhầm dẫn đến hiện tượng các tiểu thương đóng cửa hàng loạt như vừa qua. Để các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, đảm bảo cho đời sống người dân được tiếp diễn.

Hình thành chuỗi để doanh nghiệp đứng ra sản xuất, cung cấp suất ăn cho học sinh - ảnh 3
Đại biểu Phùng Tân Nhị thảo luận.

Để giải quyết tình trạng hàng giả, hàng nhái, theo đại biểu Phùng Tân Nhị, một trong những biện pháp là phải tăng cường sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu cho các vùng sản xuất, làng nghề của Hà Nội; tăng sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa đảm bảo chất lượng trên thị trường.

Cùng với đó, TP phải rà soát lại việc xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh chính quyền địa phương 2 cấp, với mô hình xã mới hiện nay, việc thực hiện phải có hướng dẫn cụ thể, tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới có khởi đầu nhưng không có kết thúc

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Minh Đức cho rằng, sau khi TP quyết tâm dẹp hàng giả, hàng nhái trên phạm vi toàn TP, nhiều cá nhân, tổ chức kinh doanh đã tạm dừng hoạt động, song việc này cần phải đánh giá thực chất, các cá nhân tạm dừng kinh doanh để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng chứ không phải né thuế hay do các chính sách mới về thuế. Việc chống hàng giả, hàng nhái là cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn chân chính, nên cần tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục

Cần giao các di tích thuộc quận huyện quản lý về xã phường quản lý

Cần giao các di tích thuộc quận huyện quản lý về xã phường quản lý

(PNTĐ) - Chiều 8/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội thảo luận tại tổ về các chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, khu thương mại và văn hóa, các đại biểu cho rằng cần giao các di tích trước đây thuộc quận huyện quản lý về xã phường quản lý, có những cơ chế quản lý, khai thác phù hợp để phát huy tiềm năng, lợi thế ở các địa phương.
Cập nhật và công khai thường xuyên các quy hoạch sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý

Cập nhật và công khai thường xuyên các quy hoạch sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý

(PNTĐ) - Chiều 8/7, tiếp tục Kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI tiến hành thảo luận tại tổ, về công tác quy hoạch, đại biểu HĐND TP Hà Nội cho rằng, việc rà soát, cập nhật và công khai thường xuyên các quy hoạch sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý và tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Cần sớm phân cấp phân quyền cho chính quyền địa phương cấp xã phường

Cần sớm phân cấp phân quyền cho chính quyền địa phương cấp xã phường

(PNTĐ) - Chiều 8/7, tiếp tục kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội tiến hành phiên thảo luận tổ, nhiều đại biểu kiến nghị về việc sớm phân cấp, phân quyền cho các xã, phường theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp để tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, cùng thành phố phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 8%.